Tàu ngầm hạt nhân Nga "tiêu diệt" thành công tàu Mỹ mà không tốn một viên đạn
Xe tăng hạng nhẹ ít thấy của Mỹ trong CT Việt Nam / Hé lộ kho vũ khí “độc nhất vô nhị” của nước Nga
Tạp chí National Interest cho biết, vào ngày 11/1/1992, hai tháng sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Mỹ vẫn muốn giám sát chặt chẽ Hải quân Nga nên đã huy động tàu ngầm hạt nhân USS Baton Rouge bí mật xâm nhập vùng biển nông ngoài khơi đảo Kildin, cách quân cảng Murmansk hơn 22 km
Mục đích của hoạt động gián điệp trên nhằm đề phòng những tình huống bất trắc phát sinh bất chấp thực tế rằng khi đó chiến tranh Lạnh đã chấm dứt vì Liên Xô không còn tồn tại, các chuyên gia nhận định rằng tàu ngầm Mỹ đang tìm cách thu thập dữ liệu thủy âm từ tàu ngầm Nga.
Hoạt động trinh sát tưởng như sẽ kết thúc một cách êm đẹp vì trên lý thuyết khi đó đối thủ lớn của Mỹ đã không còn, nhưng thực tế lại chẳng được như vậy mà còn gây ra một sự cố cực kỳ nghiêm trọng đối với họ, mức độ thậm chí còn vượt xa thời điểm chiến tranh Lạnh đang trong thời kỳ căng thẳng nhất.
Theo ghi nhận vào lúc 8h16' sáng, tàu ngầm USS Baton Rouge trong khi đang làm nhiệm vụ đã bất ngờ bị một vật thể chưa xác định húc từ phía dưới lên, vụ ca chạm gây thủng phần vỏ khiến nước tràn vào trong khoang, đe dọa làm con tàu bị chìm.
Các thủy thủ Mỹ không thể ngờ được rằng vật thể va chạm với họ lại là chiếc B-276 Kostroma, một tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Sierra - Dự án 945 có kích thước khổng lồ của Nga, đối tượng mà đáng lẽ ra họ phải theo dõi và nắm chắc động tĩnh của nó.
Rất may là thảm họa hạt nhân đã không xảy ra khi lò phản ứng trên cả hai tàu ngầm đều còn nguyên vẹn. Tàu ngầm Mỹ sau đó lượn vòng quanh và phát tín hiệu liên lạc với tàu ngầm Nga để đảm bảo không có sự cố nghiêm trọng xảy ra, sau đó cả hai quay về cảng để sửa chữa.
Tháp chỉ huy tàu ngầm B-276 Kostroma của Nga bị hư hại nặng nề sau vụ va chạm
Tai nạn hy hữu trên đã làm tàu ngầm B-276 Kostroma bị hư hỏng tháp chỉ huy, nó phải nằm tại cảng tới tận 5 năm để sửa chữa với chi phí khá tốn kém và chỉ quay lại thành phần tác chiến của hạm đội Hải quân Nga vào năm 1997.
Trong khi đó tàu ngầm USS Baton Rouge (SSN 689) lại phải chịu số phận hẩm hiu hơn, nó bị Hải quân Mỹ ra quyết định loại biên sau chỉ 17 năm phục vụ, tức là mới được hơn nửa vòng đời do chi phí sửa chữa theo ước tính là quá cao.
Sau sự kiện này tháp chỉ huy của tàu ngầm B-276 Kostroma được sơn ngôi sao năm cánh với số 1 ở trong, biểu thị việc Hải quân Nga thông báo rằng nó đã tiêu diệt một tàu ngầm hạt nhân Mỹ mà không tốn một viên đạn nào.
Thực chất nếu xét về mức độ hư hại thì có thể coi như ngang nhau, thậm chí tàu ngầm Nga còn bị hỏng nặng hơn, nhưng vì người Mỹ quen "chơi sang" nên họ đã loại biên tàu USS Baton Rouge để đóng một chiếc khác.
Biểu tượng chiến thắng được sơn trên tháp chỉ huy của tàu ngầm B-276 Kostroma sau khi nó quay lại hạm đội
Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự cố hy hữu trên, chuyên gia phân tích hải quân Eugene Miasnikov nhận định rằng hạn chế về công nghệ định vị thủy âm là nguyên nhân chính dẫn tới vụ tai nạn. Hai tàu ngầm khi đó đang hoạt động trong vùng nước nông, tiếng ồn do sóng trên mặt biển tạo ra nhiều tạp âm, khiến sĩ quan điều khiển sonar không thể phân biệt với âm thanh từ chân vịt tàu ngầm.
Trong môi trường vô số tạp âm ở vùng biển nông, phạm vi để có thể phát hiện ra tàu ngầm lớp Sierra chỉ vào khoảng 102 m, thậm chí còn ngắn hơn nhiều. Ngoài ra tàu ngầm Mỹ sẽ chẳng thể phát hiện được nếu tàu ngầm Nga tiếp cận góc chết 60 độ phía sau, đây là khu vực không có mảng ăng ten của sonar cố định gắn trên thân tàu.
Ngược lại, tàu ngầm Nga cũng không thể phát hiện ra tàu ngầm Mỹ chạy êm hơn. Ông Miasnikov cho rằng tàu B-276 đang vận hành sonar ở chế độ thụ động nên cả hai đều không phát hiện ra sự có mặt của nhau trong khu vực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo