Quốc tế

Tàu ngầm Nga khiến tướng Mỹ phải thừa nhận sức mạnh

Trung tướng Mỹ Glen VanHerck vừa có thừa nhận về sức mạnh của hạm đội tàu ngầm của Hải quân Nga.

Singapore chưa thể nhận tàu ngầm và trực thăng mới vì đại dịch Covid-19 / Mỹ chi 10 tỷ USD đóng 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia đầu tiên

Phát biểu trong phiên điều trần của Thượng viện Mỹ để phê chuẩn ông làm Đại tướng và Tư lệnh Bộ chỉ huy miền Bắc Mỹ, Tướng Glen VanHerck thừa nhận, các lực lượng của Mỹ hiện rất khó để có thể theo dõi được tàu ngầm Nga.

"Nga phát triển các khả năng chiến lược, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm. Đây là một thách thức rất lớn bởi những con tàu này có thể tấn công Mỹ bằng tên lửa hành trình từ khoảng cách hàng ngàn km. Để theo dõi và đối phó chúng đang là thách thức rất lớn với Mỹ", Tướng VanHerck nói.

Tau ngam Nga khien tuong My phai thua nhan suc manh
Tàu ngầm hạt nhân Nga.

Có cùng thừa nhận với Tướng VanHerck, Phó Đô đốc James Foggo viết trên Tạp chí Hải quân Mỹ cũng cho biết: "Nga đang nhanh chóng lấp đầy khoảng cách công nghệ so với Mỹ. Quốc gia này đã tạo ra tạo ra một lực lượng quân đội hiện đại để khắc chế ưu thế và khai thác điểm yếu của chúng ta.

Nga đang xây dựng và phát triển tàu ngầm ngày càng hiện đại, hoạt động êm hơn và tàu khu trục được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr. Đây là nền tảng sinh ra thách thức to lớn để chúng ta có thể đối phó với công nghệ tàng hình ưu việt của họ.

Ưu thế rõ ràng mà chúng ta từng tận dụng trong chiến tranh tàu ngầm thời kỳ Chiến tranh lạnh bị suy yếu nghiêm trọng. Tàu ngầm Nga ngày càng hiện đại hơn, và do đó, một lần nữa chúng ta phải vật vã chạy đua công nghệ vũ khí với Nga", ông James Foggo thừa nhận.

Cùng với những thừa nhận của tướng lĩnh Mỹ, tờ Die Wealt của Đức đã phân tích nguyên nhân vì sao Mỹ như đang ngồi trên lửa trước sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga.

Tàu ngầm Nga có thể quyết định chiến thắng trong chiến tranh hạt nhân. Tàu ngầm Nga được trang bị tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa hạt nhân, có thể phát động một vụ phản công hạt nhân vào hầu hết các đối thủ khi vẫn hoạt động trong vùng biển Nga.

 

Hải quân Nga đang có trong trang bị gần 70 tàu ngầm các loại, bao gồm tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, cũng như nhiều tàu ngầm tấn công diesel-điện có khả năng ẩn mình cao dưới lòng biển.

Mối quan ngại của những tướng lĩnh Mỹ được đưa ra sau khi Nga vừa điều thêm một chiếc tàu ngầm diesel Kilo vào Địa Trung Hải hôm 24/6 nhưng kể từ đó đến nay, lực lượng Mỹ không có thông tin gì về hải trình của chiếc tàu này cũng như đích đến của nó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm