Quốc tế

Tàu ngầm tuyệt mật của Hải quân Nga khiến Mỹ lo sợ

Mỹ đặc biệt đề phòng tàu ngầm tuyệt mật của Hải quân Nga, đó là chiếc Belgorod có khả năng mang ngư lôi hạt nhân Poseidon.

Chứng khoán toàn cầu nửa đầu năm khép lại bằng “nốt thăng” / Anh lên kế hoạch lần đầu tiên vi phạm giao kèo hạt nhân

Nhà phân tích Sakshi Tiwari đến từ tờ báo Ấn Độ EurAsian Times cho biết: Các đối thủ của Moskva ở phương Tây đang run sợ trước tàu ngầm tuyệt mật của Hải quân Nga.

Nhà phân tích Sakshi Tiwari đến từ tờ báo Ấn Độ EurAsian Times cho biết: Các đối thủ của Moskva ở phương Tây đang run sợ trước tàu ngầm tuyệt mật của Hải quân Nga.

>> Xem thêm:Báo Mỹ chọn vũ khí Nga là hệ thống phòng thủ nổi tiếng nhất thế kỷ 21

Trong tương lai gần, Hải quân Nga sẽ được bổ sung nhiều khí tài quý giá mới, trong số này phương Tây đặc biệt chú ý tới tàu ngầm hạt nhân Belgorod trang bị ngư lôi Poseidon.

Trong tương lai gần, Hải quân Nga sẽ được bổ sung nhiều khí tài quý giá mới, trong số này phương Tây đặc biệt chú ý tới tàu ngầm hạt nhân Belgorod trang bị ngư lôi Poseidon.

>> Xem thêm:AI trên UAV có dám làm phản?

Dự kiến ngay trong năm 2023, tàu ngầm siêu lớn này sẽ được đưa vào biên chế, như thông tin mới đây được Tổng tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Nikolai Evmenov đưa ra.

Dự kiến ngay trong năm 2023, tàu ngầm siêu lớn này sẽ được đưa vào biên chế, như thông tin mới đây được Tổng tư lệnh Hải quân Nga - Đô đốc Nikolai Evmenov đưa ra.

 

>> Xem thêm:Xe tăng Nga nhận được 'áo choàng tàng hình' đặc biệt

“Mặc dù tất cả các chi tiết về lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược này đều được giữ bí mật, nhưng chắc chắn đây là tàu ngầm lớn nhất được Nga chế tạo trong 40 năm qua”, bài báo viết.

“Mặc dù tất cả các chi tiết về lớp tàu ngầm hạt nhân chiến lược này đều được giữ bí mật, nhưng chắc chắn đây là tàu ngầm lớn nhất được Nga chế tạo trong 40 năm qua”, bài báo viết.

>> Xem thêm:Fattah được tăng tầm để dập tắt mầm xâm lược

Chiếc tàu ngầm đáng sợ này sẽ trở thành một phần của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Moskva gần như đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ đặc biệt cho phương tiện mang ngư lôi Poseidon.

Chiếc tàu ngầm đáng sợ này sẽ trở thành một phần của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga. Moskva gần như đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ đặc biệt cho phương tiện mang ngư lôi Poseidon.

 

Chuyên gia phân tích Tiwari nói: “Siêu ngư lôi Poseidon mang lại cho Moskva khả năng răn đe hạt nhân đặc biệt đáng sợ, đây có lẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi thực sự và duy nhất hiện đang tồn tại

Chuyên gia phân tích Tiwari nói: “Siêu ngư lôi Poseidon mang lại cho Moskva khả năng răn đe hạt nhân đặc biệt đáng sợ, đây có lẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi thực sự và duy nhất hiện đang tồn tại".

Theo một số thông tin từng được tiết lộ, tốc độ của ngư lôi hạt nhân Poseidon có thể đạt tới 108 hải lý/giờ, khiến nó rất khó nắm bắt và nhanh nhất so với các loại ngư lôi khác. Điều khiến nó trở nên đáng sợ là vũ khí này có thể ẩn mình ở độ sâu 1 km.

Theo một số thông tin từng được tiết lộ, tốc độ của ngư lôi hạt nhân Poseidon có thể đạt tới 108 hải lý/giờ, khiến nó rất khó nắm bắt và nhanh nhất so với các loại ngư lôi khác. Điều khiến nó trở nên đáng sợ là vũ khí này có thể ẩn mình ở độ sâu 1 km.

Vụ nổ của đầu đạn nhiệt hạch công suất lớn sẽ phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng ven biển, gây ra một đợt sóng thần phóng xạ và khiến các vùng lãnh thổ rộng lớn không phù hợp cho hoạt động làm việc và chiến đấu.

Vụ nổ của đầu đạn nhiệt hạch công suất lớn sẽ phá hủy toàn bộ cơ sở hạ tầng ven biển, gây ra một đợt sóng thần phóng xạ và khiến các vùng lãnh thổ rộng lớn không phù hợp cho hoạt động làm việc và chiến đấu.

 

Theo nhà báo người Ấn Độ, tài sản quân sự chiến lược này của Liên bang Nga gây ra nỗi sợ hãi trong giới lãnh đạo Mỹ và phương Tây, vì không thể theo dõi chuyển động của ngư lôi Poseidon và ngăn chặn nó.

Theo nhà báo người Ấn Độ, tài sản quân sự chiến lược này của Liên bang Nga gây ra nỗi sợ hãi trong giới lãnh đạo Mỹ và phương Tây, vì không thể theo dõi chuyển động của ngư lôi Poseidon và ngăn chặn nó.

“Người Nga từ lâu đã muốn vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được lắp đặt ở châu Âu, điều này dẫn đến sự mất cân bằng địa chính trị trong mối quan hệ giữa Washington với Moskva

“Người Nga từ lâu đã muốn vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được lắp đặt ở châu Âu, điều này dẫn đến sự mất cân bằng địa chính trị trong mối quan hệ giữa Washington với Moskva".

"Mỹ có một chòm sao vệ tinh với cảm biến hồng ngoại để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga. Việc kích hoạt động cơ tên lửa khiến không khí nóng lên dữ dội, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ mà các vệ tinh trên Trái đất có thể phát hiện được".

 

"Tuy nhiên, mạng lưới vệ tinh giám sát của Mỹ không thể nhìn thấy những gì đang xảy ra ở độ sâu lớn dưới đáy biển để đưa ra cảnh báo kịp thời”, ấn phẩm EurAsian Times cho biết.

Nhà báo Tiwari lưu ý rằng tàu ngầm Belgorod mang ngư lôi hạt nhân Poseidon chắc chắn sẽ khiến các đối thủ của Nga run sợ nếu quan hệ giữa Moskva và NATO đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

Nhà báo Tiwari lưu ý rằng tàu ngầm Belgorod mang ngư lôi hạt nhân Poseidon chắc chắn sẽ khiến các đối thủ của Nga run sợ nếu quan hệ giữa Moskva và NATO đứng bên bờ vực chiến tranh hạt nhân.

“Tuyên bố của Tổng tư lệnh Hải quân Nga đã chấm dứt mọi đồn đoán. Vì vậy, mặc dù có rất ít thông tin xác thực về tàu ngầm hoặc ngư lôi hạt nhân, nhưng chúng tôi biết rằng chúng đang được triển khai nhanh chóng và nguy hiểm”, tác giả bài phân tích kết luận.

“Tuyên bố của Tổng tư lệnh Hải quân Nga đã chấm dứt mọi đồn đoán. Vì vậy, mặc dù có rất ít thông tin xác thực về tàu ngầm hoặc ngư lôi hạt nhân, nhưng chúng tôi biết rằng chúng đang được triển khai nhanh chóng và nguy hiểm”, tác giả bài phân tích kết luận.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm