Quốc tế

Tây Ban Nha nói rõ: Không mua F-35

Bộ Quốc phòng Tây Ban Nhà vừa chính thức lên tiếng phủ nhận thông tin về kế hoạch mua tiêm kích thế hệ 5 F-35 do phía Mỹ công bố.

Nga có cách trị đội quân Gremlins của Mỹ / Nga khoe tên lửa mạnh nhất khi tàu Mỹ ở Biển Đen

Trong tuyên bố được đưa ra hôm 9/11, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha khẳng định, nước này không hề quan tâm đến F-35 của Mỹ mà đang tập trung nguồn lực cho chương trình tiêm kích tương lai (FCAS) với châu Âu.

"Chính phủ Tây Ban Nha không có khoản ngân sách nào dành cho việc mua sắm F-35 và chúng tôi cũng không có kế hoạch mua chúng. Nguồn lực của Không quân đang dành cho FCAS", Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha cho biết trong báo cáo hôm 9/11.

Tay Ban Nha noi ro: Khong mua F-35
Tiêm kích FCAS.

Tuyên bố được Madrid đưa ra sau khi Lockheed Martin - nhà sản xuất F-35 tuyên bố rằng quốc gia châu Âu này đang có kế hoạch mua hàng chục chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35.

Hiện tại, chương trình tiêm kích thế hệ mới FCAS đang được phát triển bởi Tây Ban Nha, Pháp và Đức. Mục tiêu cốt lõi của dự án là tạo ra dòng chiến đấu cơ tối tân hơn F-35 nhằm thay thế các tiêm kích Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale, F-18 Mỹ sản xuất hiện đang có trong biên chế của không quân các nước châu Âu.

"Chúng tôi đang tạo ra một trong những công cụ quan trọng nhất để bảo đảm an ninh của mỗi nước cũng như toàn châu lục trong thế kỷ 21 này", Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha nhấn mạnh đến vai trò của dự án.

Theo nguồn tin từ Tập đoàn Dassault Aviation của Pháp, đến năm 2026, máy bay FCAS sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên, đây sẽ là dòng chiến đấu cơ mạnh hơn cả F-35 và Su-57.

"Với thế mạnh tàng hình cùng dàn vũ khí tối tân của tiêm kích thế hệ 6, máy bay FCAS đủ sức đánh bại hầu hết chiến đấu cơ trên thế giới hiện nay và là khắc tinh đối với Su-57 Nga và mạnh hơn cả F-35 Mỹ phát triển", nhà sản xuất tuyên bố.

 

Để có thể đánh bại được Su-57 và mạnh hơn F-35, máy bay FCAS sở hữu những khả năng không thể với những chiến đấu cơ này. Đặc biệt ở khả năng không chiến tầm xa, radar của Su-57 phát hiện được mục tiêu bay từ cự ly 400 km, nhưng đó phải là vật thể cỡ máy bay ném bom B-52 với diện tích phản xạ radar (RCS) 100 m2.

Tầm trinh sát của Su-57 sẽ giảm đi rất nhiều nếu đối tượng là một chiếc tiêm kích có kích thước gọn gàng như FCAS, đặc biệt chiến đấu cơ này lại sở hữu tính năng tàng hình cực đỉnh.

Mặt khác, công nghệ quét mảng pha điện tử thụ động có đặc tính kỹ thuật không cao, ưu điểm là có thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách rất xa của Su-57 nhưng lại không thực sự chính xác.

Loại tên lửa tầm bắn xa nhất của Su-57 là KS-172 tiêu diệt được mục tiêu từ cách xa 300 km (Nga chưa phát triển xong tên lửa mới cho Su-57), nhưng đó chỉ là những máy bay lớn có tính năng thao diễn kém như B-52 hoặc AWACS.

Còn khi chạm trán tiêm kích đối phương, Su-57 vẫn phải trông chờ vào tên lửa R-77. Đối với tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn, Not Escape Zone – NEZ (Vùng không thể trốn thoát) là thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa.

 

Trong thế đối đầu, tên lửa R-77 có NEZ vào khoảng 30 – 40 km. Trong khi đó dù phải dùng lại tên lửa của tiêm kích thế hệ 4+ Meteor nhưng điều đó không ảnh hưởng đến sức chiến đấu của FCAS bởi vũ khí này được đánh giá là tên lửa không đối không tầm xa tiên tiến nhất thế giới là Meteor.

'Sát thủ' này có tầm bắn tối đa 185 km so với 150 km của R-77 và đặc biệt chỉ số NEZ cực kỳ ấn tượng – trên 100 km, gấp 3 lần R-77. Rõ ràng, Meteor đã mang lại cho FCAS lợi thế cực lớn khi giao chiến ngoài tầm nhìn trước Su-57, loại tên lửa này ưu việt đến mức Mỹ đang xem xét để trang bị nó như là vũ khí chính của F-22 và F-35.

Dù còn rất nhiều thông tin về tiêm kích FCAS chưa được tiết lộ nhưng chỉ với những gì được công khai, việc châu Âu tin rằng chiến đấu cơ này mạnh hơn cả Su-57 và F-35 là có cơ sở.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm