Quốc tế

Tên lửa đạn đạo Iskander xuất hiện gần biên giới Libya

Truyền thông khu vực Bắc Phi cho biết tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander đã được nhìn thấy có mặt tại địa điểm gần biên giới Libya.

Nga trang bị tên lửa cho thủy phi cơ Be-200 / Nga tiếp tục biên chế tàu tên lửa cỡ nhỏ Karakurt

Tình hình bất lợi trên lãnh thổ Libya có thể phát triển thành một cuộc xung đột quy mô lớn lan ra cả khu vực. Điều này là do sự can thiệp của một số quốc gia cùng lúc, cũng như việc triển khai các hệ thống tên lửa chiến thuật tầm ngắn Iskander ở biên giới giáp với nước cộng hòa Bắc Phi này, theo nhận định thì vũ khí trên có thể trở thành yếu tố quyết định quyết định người chiến thắng trên lãnh thổ Libya.

Hiện tại, có thông tin liên quan đến nguy cơ bắt đầu một chiến dịch tấn công quy mô lớn của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar chỉ hủy, điều đó dẫn tới việc Algeria đã bắt đầu triển khai khẩn cấp các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E ở biên giới với Libya.

Được biết Algeria là phe hỗ trợ các lực lượng vũ trang của Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNA), và do vậy Algeria hoàn toàn có khả năng cản trở hoạt động tấn công của phía LNA thông qua việc chỉ phóng một vài tên lửa chiến thuật, điều đó theo đánh giá sẽ buộc Quân đội Quốc gia Libya phải chấp nhận thất bại và rút lui.

Tình đến thời điểm hiện tại, Quân đội Algeria được trang bị trong biên chế 4 tổ hợp IskandeE do Nga sản xuất và trên thực tế, quốc gia châu Phi này có thể trở thành khách hàng đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật của Nga để chống lại quân đội một quốc gia khác.

Ten lua dan dao Iskander xuat hien gan bien gioi Libya
Algeria đã triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-E sát biên giới Libya

Trước thông tin trên, chuyên gia quân sự Nga đã cho rằng chưa biết có bao nhiêu tổ hợp Iskander-E được triển khai ở biên giới với Libya, tuy nhiên thậm chí một hệ thống duy nhất cũng có thể gây ra vấn đề rất lớn cho quân đội của Nguyên soái Haftar.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, phiên bản xuất khẩu Iskander-E đã bị giảm tầm bắn xuống còn 280 km so với 500 km của Iskander-M, nó cũng không được trang bị đầu dò quang điện tử nên sai số lên tới 50 - 70 m, tức là gấp 10 lần Iskander-M, nhưng dù sao đi nữa đây vẫn là vũ khí đáng quan tâm.

Diễn biến trên nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Ai Cập nhanh chóng triển khai tổ hợp phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 để bảo vệ đồng minh, bởi đây là vũ khí tối ưu hóa cho việc đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và trung bình.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm