Quốc tế

Tên lửa Nga khiến Mỹ kinh hoàng nhất

Nga có nhiều dòng tên lửa có uy lực mạnh như Iskander, Tochka-U, Kalibr, Onyx… và chúng đã được kiểm chứng về độ tin cậy.

Vũ khí đầu tiên của nhà thiết kế súng huyền thoại Mikhail Kalashnikov / Mỹ bỏ mặc việc Đức chia rẽ nội bộ để tiếp tục nâng cấp vũ khí hạt nhân

Trong bài viết mới đây, tạp chí Mỹ “Lợi ích Dân tộc” (The National Interest - NI) đã cho rằng, hệ thống tên lửa mặt đất cơ động là đặc điểm nổi bật của lực lượng vũ trang Nga. Các hệ thống tên lửa đạn đạo (cả chiến lược lẫn chiến thuật) thế hệ mới chính là vũ khí nguy hiểm nhất của Nga

Theo bài báo, Nga vẫn là cường quốc hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo tất cả các loại tên lửa và lực lượng tên lửa chiến lược của Nga tạo thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược quân sự của Moscow.

Nga tỏ ra vô cùng hiệu quả trong chiến lược “Chống tiếp cận/chống phong tỏa khu vực” (A2/AD); trong các cuộc xung đột cục bộ và kết thúc bằng việc vận chuyển vũ khí hạt nhân chiến lược cho các mục tiêu nằm trên các lục địa khác. Tất cả đều rất hoàn hảo.

Ví dụ, tác giả bài báo nhấn mạnh rằng, các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander cũng được đặt tại tỉnh Kaliningrad (nằm trong vòng vây của gần chục nước NATO, đặc biệt là Đức và Ba Lan), nhờ đó Nga có thể dễ dàng chặn một phần Biển Baltic.

Ấn phẩm nói rằng Nga có một số phiên bản của tên lửa “Tochka-U”. Hệ thống tên lửa được thiết kế và đưa vào biên chế vũ trang vào năm 1975. Nó mang lại sự linh hoạt cao trong việc sử dụng lực lượng, phương tiện và chiến thuật.

Ngoài ra, tên lửa có thể được trang bị nhiều loại đầu đạn cho các nhiệm vụ khác nhau, ví dụ như: Chống tăng, chống radar và chống bộ binh, cũng như đầu đạn để phá hỏng đường băng sân bay.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga được coi là mạnh nhất thế giới

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga được coi là mạnh nhất thế giới

Theo NI, Nga đã phát triển tên lửa đạn đạo chiễn thuật Iskander để thay thế cho “Tochka-U”, với những đặc tính ưu việt hơn là tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh hơn. Để điều khiển tên lửa vào mục tiêu, Iskander sử dụng hệ thống GLONASS, cũng như hệ thống quán tính và radar để theo dõi địa hình. Theo lời của ông Larson, quan sát viên của NI, ngoài các đầu đạn thông thường ra, “Tochka-U” còn có thể phóng các đầu đạn hạt nhân đặc biệt với công suất mười hoặc một trăm kiloton.

Chuyên gia Larson nhấn mạnh, Iskander là một tên lửa rất chính xác, bán kính sai số vòng tròn đồng tâm có thể chỉ khoảng từ năm đến mười mét. Mái của bệ phóng được bọc thép, cho phép bảo vệ tên lửa tốt hơn.

Quan sát viên cũng nhắc tới gia đình tên lửa siêu âm lừng danh Kalibr hay P-800 "Oniks "(P-800 Onyx, phiên bản xuất khẩu là Yakhont), có nhiều lựa chọn nền tảng phóng, ví dụ như nó có thể phóng từ đất liền, trên biển, trên không hay từ tàu ngầm.

Cần lưu ý rằng tên lửa P-800 Yakhont đã được xuất khẩu sang Indonesia và Việt Nam. Ngoài ra, Nga và Ấn Độ đã chế tạo tên lửa BraMos, tương tự như phiên bản nền tảng phát triển là P-800 Yakhont.

 

Mặc dù thực tế là một số tên lửa và hệ thống mà Nga thừa hưởng từ Liên Xô đã hơi lỗi thời, nhưng theo nhà quan sát quân sự của Mỹ, các loại tên lửa này có thể được sử dụng để chặn Biển Đen hay Biển Baltic trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự ở châu Âu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm