Tên lửa R-37M trở thành 'cánh tay nối dài' đáng sợ nhất của Không quân Nga
Xe bọc thép lội nước Panus R600 của Thái Lan có gì đặc biệt? / Nga 'phủi bụi' tiêm kích MiG-35 bị bỏ quên và chuẩn bị cho thỏa thuận lớn?
Tên lửa R-37M còn được gọi là RVV-BD (tên lửa không đối không tầm xa), nguyên mẫu lần đầu tiên được giới thiệu tại Triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2011 diễn ra vào tháng 8/2011. Nhưng lịch sử của tên lửa R-37 bắt đầu từ những năm 1980.
Năm 1981, máy bay đánh chặn tiên tiến nhất lúc bấy giờ là MiG-31 được trang bị tên lửa không đối không tầm xa R-33 có tầm bắn lên tới 120 km và tốc độ cận siêu thanh, ở mức Mach 4,5.
MiG-31 có thể bắn đồng thời 4 tên lửa vào 4 mục tiêu, nó được thiết kế để đẩy lùi một cuộc không kích vào lãnh thổ Liên Xô ở Bắc Cực, đánh chặn máy bay ném bom Mỹ mang tên lửa hành trình trước khi tiếp cận tuyến phóng của chúng.
Nhiệm vụ thứ hai của MiG-31 là tiêu diệt các tên lửa hành trình đã phóng, được cho là sẽ bị phá hủy ở phần phía Bắc của Liên Xô, trên đường tên lửa tới các mục tiêu trong nội địa.
Cũng trong năm 1981, ý tưởng về dự án nâng cấp MiG-31 thành MiG-31M với tên lửa K-37 thế hệ mới, do Cục Thiết kế Vympel phát triển lần đầu tiên được trình bày. Tên lửa mới được cho là có tầm bắn 200 km và trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến nhất.
Quá trình phát triển tên lửa khởi động vào năm 1983 và việc thử nghiệm nguyên mẫu bắt đầu vào cuối thập niên 1980. Lần đầu tiên vào năm 1989, một tên lửa K-37 hoàn chỉnh với hệ thống dẫn đường mới đã được phóng.
Tên lửa K-37 được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính với khả năng xác định lại mục tiêu sau khi phóng và điều chỉnh hướng bay theo mệnh lệnh từ máy bay tác chiến.
Sau khi bắt mục tiêu bằng đầu dẫn radar chủ động, tên lửa trở nên hoàn toàn độc lập và tự động đi tới mục tiêu mà không cần sự tham gia điều khiển từ phi công.
Như vậy, tên lửa K-37 đã trở thành một trong những vũ khí không đối không đầu tiên của Liên Xô có hệ thống dẫn đường bằng radar, thực hiện nguyên tắc “bắn và quên”.
MiG-31M được cho là mang theo 6 tên lửa K-37, có tính đến hệ thống dẫn đường mới, cho phép tổ hợp đánh chặn đạt được hiệu suất chiến đấu, tầm bắn và độ chính xác cao nhất khi bắn trúng mục tiêu trên không.
Vào tháng 4 năm 1994, Tổng thống Nga Yeltsin đã chúc mừng những người tạo ra tên lửa khi đã đánh bại thành công mục tiêu trên không ở cự ly kỷ lục 304 km. Trước đây chưa có tên lửa hàng không nào trên thế giới từng bắn ở tầm xa như vậy.
Nhưng vào nửa cuối những năm 1990, do sự hợp tác với các doanh nghiệp Ukraine không thành công, công việc chế tạo một phiên bản tên lửa hoàn toàn của Nga đã bắt đầu và cái tên "RVV-BD" xuất hiện.
Vào năm 2014, có thông báo Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã trang bị một loại tên lửa tầm xa mới. Bây giờ chúng ta biết loại đạn này dưới 3 cái tên: R-37M, RVV-BD và Izdeliye 620.
Theo tuyên bố của Quân đội Nga, tên lửa này đã được lên kế hoạch đưa vào hệ thống vũ khí của máy bay MiG-31BM và Su-35S. Và tất nhiên với bộ cánh gấp, nó có thể được đặt trong khoang vũ khí của tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57.
Năm 2020, đã diễn ra các vụ phóng thử tên lửa mới từ Su-35S tại Trung tâm thử nghiệm chuyến bay quốc gia mang tên V.P. Chkalov (929 GLIT, Akhtubinsk). Cùng năm đó, xuất hiện thông tin về việc tích hợp thành công tên lửa mới vào tổ hợp vũ khí của Su-57.
Và sau tháng 2 năm 2022, chúng ta chứng kiến việc sử dụng tên lửa R-37 để tiêu diệt các mục tiêu trên không tại Ukraine. Máy bay chiến đấu đa năng Su-35S thường bay làm nhiệm vụ chiến đấu với những tên lửa này.
Nhiệm vụ của tiêm kích Nga là sử dụng tên lửa tầm xa trong khu vực chiến đấu để chống lại các mục tiêu bị phát hiện bất ngờ. Hơn nữa nếu vũ khí mặt đất có thể bị tấn công ở cự ly lên tới 150 km thì R-37M được xem như “cánh tay dài” có tầm bắn lên tới 300 km.
Nghĩa là khi thực hiện nhiệm vụ, các tiêm kích Su-35S và MiG-31BM có thể tấn công mục tiêu nằm sâu trong không phận Kharkiv, Poltava, Kremenchug, Pavlograd, Nikolaev và thậm chí cả Odessa cũng sẽ bị bắn xuyên qua.
Câu hỏi duy nhất là xác định mục tiêu. Trong trường hợp MiG-31BM, phạm vi phát hiện mục tiêu trên không từ radar của chính nó có thể lên tới hơn 300 km. Su-35S còn được trang bị radar N035 Irbis mạnh mẽ hơn với tầm xa tùy theo điều kiện, từ 170 đến 400 km.
Nhưng radar của Su-35S hoạt động trong trường nhìn hẹp và không giống như MiG-31BM, không thể kiểm soát một khu vực rộng lớn. Như vậy, việc phát hiện mục tiêu trên không bằng máy bay AWACS loại A-50 là cần thiết.
Đối với MiG-31BM, bản thân nó được xem như một chiếc AWACS riêng - nghĩa là cung cấp khả năng kiểm soát không phận một cách độc lập và thậm chí truyền thông tin về các mục tiêu được phát hiện đến máy bay khác.
Sự xuất hiện của một tên lửa như vậy đang trên máy bay chiến đấu rõ ràng giúp mở rộng đáng kể khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga.
Danh sách mục tiêu không chỉ riêng máy bay mà còn cả tên lửa hành trình, bao gồm những mẫu hiện đại nhất của phương Tây như Storm Shadow hay Taurus...
Với tên lửa R-37M, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga rõ ràng sở hữu một "cánh tay dài" vô cùng lợi hại và quan trọng nhất, nó đã chứng minh được hiệu quả trong thực tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025