Quốc tế

Tên lửa siêu thanh Mỹ đang 'đi bộ' đuổi theo Nga

Trong khi Nga đã trang bị hàng loạt tên lửa siêu thanh như Zircon, Kinzhal, Avangard thì Mỹ vẫn chưa thành công với bất cứ dự án nào của mình.

Tư lệnh Ukraine hé lộ về vũ khí ‘khắc tinh’ của UAV cảm tử Shahed / Nga sẽ hiện đại hoá tên lửa phòng không ở thủ đô Moskva

Hãng tin Mỹ Bloomberg mới đây dẫn lời Trợ lý Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ Andrew Hunter cho biết, Lầu Năm Góc quyết định sẽ không mua tên lửa siêu thanh AGM-183 ARRW của tập đoàn Lockheed Martin, bởi vì loại tên lửa này không đạt yêu cầu trong các cuộc thử nghiệm.

Bản tin của Bloomberg nói rằng, ông Hunter phát biểu điều này trong buổi điều trần tại một tiểu ban của quốc hội.

Vị quan chức nói với các nhà lập pháp rằng, Lực lượng Không quân hiện không có ý định sau đó sẽ mua loại tên lửa siêu thanh được gọi là ARRW đang được tập đoàn Lockheed phát triển.

Tên lửa AGM-183 ARRW của tập đoàn Lockheed Martin chưa nhận được sự tin tưởng của Lầu Năm Góc

Tên lửa AGM-183 ARRW của tập đoàn Lockheed Martin chưa nhận được sự tin tưởng của Lầu Năm Góc

Tuy nhiên, vị quan chức quân sự này không giải thích lý do đưa ra quyết định nói trên.

Tuy nhiên, ông cũng không loại bỏ hoàn toàn khả năng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ quay trở lại mua sắm tên lửa của hãng Lockheed Martin, khi nói rằng, “Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tổ chức thêm các cuộc thử nghiệm đối với loại tên lửa này để bổ sung thông tin cần thiết”.

Được biết, Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ Frank Kendall trước đó đã thừa nhận rằng, các cuộc thử nghiệm gần đây đối với tên lửa siêu thanh phóng từ trên không của Mỹ đã không thành công và Lầu Năm Góc không nhận được dữ liệu mong muốn từ kết quả thử nghiệm.

Ông Kendall cũng cho biết, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ có kế hoạch ưu tiên cho một loại tên lửa siêu thanh khác của hãng Raytheon vì nó vượt trội so với các mẫu cạnh tranh về khả năng tương thích và các đặc tính kỹ thuật.

 

Đây là thông tin rất bất ngờ vì cuối tháng 1 vừa qua, Lầu Năm Góc tuyên bố, Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc phóng thử thành công tên lửa siêu thanh trong chương trình phát triển của tập đoàn Lockheed Martin.

Theo báo cáo, vụ phóng thử đã đạt được tất cả các mục tiêu ban đầu. Trong cuộc thử nghiệm, tên lửa đã bay với tốc độ trên Mach 5 (6125 km/h) ở độ cao hơn 60 000 feet (18,3 km), trong khoảng cách 300 hải lý (555,6 km).

Lưu ý rằng, vụ phóng này là thử nghiệm cuối cùng của dự án tên lửa siêu thanh do Không quân Hoa Kỳ tiến hành cùng với Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến của Lầu Năm Góc (DAPRA).

Vụ phóng được coi là “thành công” nhưng không hiểu sao Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn không mua loại tên lửa này.

Được biết, trong dự thảo ngân sách của Nhà Trắng cho nhu cầu của Bộ Quốc phòng Dự thảo ngân sách của Lầu Năm Góc sẽ cung cấp khoản đầu tư kỷ lục 145 tỷ USD cho nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vũ khí.

 

Ngoài ra, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã yêu cầu 30,6 tỷ dollars để mua đạn dược. Đặc biệt, trong khoản chi 11 tỷ dollars để cung cấp vũ khí dẫn đường chính xác có tính sát thương cao nêu rõ, cần mua 24 tên lửa siêu thanh để đảm bảo khả năng răn đe vẫn là nền tảng của quốc phòng Mỹ.

Tuy nhiên, với động thái mới nhất là từ chối tên lửa siêu thanh ARRW, không rõ Mỹ sẽ chọn mua loại vũ khí siêu thanh của hãng Raytheon hay tiếp tục chờ của tập đoàn Lockheed Martin hoàn thiện loại vũ khí tấn công chính xác của mình.

Trong khi đó, Nga vẫn là nước dẫn đầu trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh khi Moscow đã trang bị hàng loạt tên lửa Kinzhal phóng từ chiến đấu cơ, tên lửa Zircon phóng từ chiến hạm và các đầu đạn lượn siêu thanh Avangard lắp trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm