Thế giới đã biết gì về biến thể nguy hiểm Omicron của virus SARS-CoV-2?
COVID-19: Cảnh báo biến thể SARS-CoV-2 đột biến hơn cả Delta / Những con số đáng báo động về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư
Kể từ đầu đại dịch COVID-19, Mạng lưới Theo dõi Hệ gen học ở Nam Phi đã quan sát các thay đổi ở SARS-CoV-2, loại virus gây ra bệnh dịch này. Đây là một công cụ quý báu để hiểu rõ hơn về cách thức lan truyền của virus. Vào cuối năm 2020, mạng lưới này đã phát hiện một dòng virus mới - 501Y.V2, về sau được biến đến với cái tên biến thể Beta. Đến giờ, con người lại phát hiện thêm một biến thể SARS-CoV-2 nữa, đó là B.1.1.529, còn gọi là siêu biến chủng Omicron.
Săn lùng biến thể
Việc truy tìm các biến thể virus đòi hỏi nỗ lực phối hợp chung. Nam Phi và Anh là các nước lớn đầu tiên thực hiện theo dõi hệ gen toàn quốc đối với virus SARS-CoV-2, kể từ tận tháng 4/2020.
Việc săn lùng biến thể được thực hiện thông qua giải trình tự toàn bộ bộ gen đối với các mẫu dương tính với virus này. Quá trình này gồm việc kiểm tra mọi trình tự gen để tìm ra các khác biệt so với những gì đang lan truyền ở Nam Phi và thế giới. Sau đó người ta phát hiện nhiều khác biệt.
May thay Nam Phi hội tụ các điều kiện cần thiết để phát hiện ra biến thể mới, như có trung tâm lưu trữ thông tin y tế, quan hệ với các phòng thí nghiệm tư nhân...
Ngoài ra, Nam Phi còn có vài phòng thí nghiệm có khả năng nuôi và nghiên cứu các virus thật và phát hiện mức độ các kháng thể (hình thành do phản ứng với tiêm chủng hoặc bị nhiễm từ trước đó) có khả năng vô hiệu hóa virus mới.
Biến thể Beta lây lan hiệu quả hơn nhiều giữa người với nhau so với "loại hoang dã" SARS-CoV-2 thủy tổ, đồng thời gây cho Nam Phi làn sóng dịch bệnh thứ 2. Trong năm 2021, biến thể Deltalây lan nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Nam Phi, nơi biến thể này gây ra làn sóng dịch bệnh thứ 3.
Mới đây, hoạt động giải trình tự gen của các phòng thí nghiệm thành viên thuộc Mạng lưới Theo dõi Hệ gen học đã phát hiện ra một dòng virus mới được đặt tên là B.1.1.529, ở Nam Phi. 77 mẫu được thu thập vào giữa tháng 11/2021 ở tỉnh Gauteng chứa virus này.
Người ta cũng ghi nhận virus này ở một nhóm nhỏ người đến từ Botswana và Hong Kong. Trường hợp Hong Kong là một du khách đến từ Nam Phi.
Một giả thuyết cho rằng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nặng và bị nhiễm bệnh chủ động kéo dài có khả năng là nguồn biến thể virus mới.
Theo giả thuyết này, "áp lực miễn dịch" (tức phản ứng miễn dịch không đủ mạnh để loại bỏ virus nhưng lại tạo ra một số áp lực lựa chọn nhất định buộc virus phải biến chủng) tạo ra điều kiện cho các biến thể mới xuất hiện. Ở Nam Phi có vô số trường hợp nhiễm HIV ở giai đoạn sau và không được điều trị hiệu quả, dù ở đây có một chương trình điều trị kháng virus HIV tiên tiến. Một số trường hợp lâm sàng được điều tra đã củng cố giả thuyết này.
Vì sao biến thể này đáng ngại?
Câu trả lời ngắn là chúng ta không biết nhiều về virus này. Câu trả lời dài là B.1.1.529 chứa đựng một số biến thể gây lo ngại. Chúng chưa từng được quan sát thấy trong tình trạng kết hợp này trước đây và riêng protein gai có hơn 30 biến chủng. Điều này quan trọng vì protein gai tạo nên hầu hết các loại vaccine ngừa COVID-19.
B.1.1.529 có một lý lịch gen rất khác biệt với các biến thể đang lan truyền hiện nay. Dường như nó không phải là "con cái của Delta" hay "ông nội của Beta", mà đại diện cho một dòng virus mới của SARS-CoV-2.
Người ta đã biết một số thay đổi về gen từ các biến thể khác cũng như tác động của chúng đốivới tốc độ lan truyền hay khả năng lẩn tránh miễn dịch, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa được nghiên cứu. Các nhà khoa học đưa ra một số dự báo nhưng vẫn phải nghiên cứu tiếp về mức độ ảnh hưởng của các biến dị đối với hành vi của virus.
Nhân loại cần tìm hiểu thêm về mức độ lan truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnhvà khả năng virus mới này "lẩn trốn" hệ miễn dịch ở những người đã tiêm vaccine hoặc phục hồi sau khi nhiễm virus.
Có hai hướng nghiên cứu: Thứ nhất, các nghiên cứu dịch tễ học cẩn trọng tìm cách xác định liệu dòng mới này có tạo ra các thay đổi về độ lây lan, khả năng lây nhiễm cho những cá nhân đã tiêm chủng hoặc nhiễm bệnh trước đó hay không.
Đồng thời, các nghiên cứu của các phòng thí nghiệm kiểm tra các đặc điểm của virus. Các đặc điểm sinh trưởng của virus được so sánh với các biến thể virus khác và người ta xác định xem liệu có thể vô hiệu hóa virus này bằng các kháng thể trong máu của các cá nhân đã tiêm chủng hoặc phục hồi.
Cuối cùng, ý nghĩa đầy đủ về các thay đổi gen quan sát thấy ở B.1.1.529 sẽ trở nên sáng tỏ khi các kết quả từ các loại nghiên cứu khác nhau nói trên được xem xét. Đây là một công việc phức tạp, đòi hỏi caovà tốn kém, có thể phải kéo dài nhiều tháng trời nhưng vẫn buộc phải làm vậy thì mới hiểu rõ hơn về virus và vạch ra được các chiến lược tốt nhất để đương đầu với nó.
Hiện chưa có bằng chứng về các khác biệt lâm sàng. Bây giờ vẫn chưa rõ liệu B.1.1.529 có lây nhiễm hiệu quả hơn các biến thể nguy hiểm trước đó như Delta.
Các nhóm dân số dễ phơi nhiễm đầu tiên với một loại virus mới thường là những người trẻ hơn, di chuyển nhiều hơn, và khỏe mạnh hơn. Nên cần thời gian để đánh giá về tác động của virus mới.
Điều may mắn là virus này dễ bị phát hiện thông qua các xét nghiệm chẩn đoán.
Các vaccine COVID-19 hiện nay có chống lại được biến thể mới? Hiện nay giới khoa học chưa biết rõ điều này.
Khả năng B.1.1.529 lẩn trốn được phản ứng miễn dịch của cơ thể là rất đáng sợ. Tuy nhiên mọi thứ được biết về B.1.1.529 hiện nay cho thấy việc tiêm chủng toàn dân là sự bảo đảm tốt nhất vào lúc này cho tình trạng bệnh COVID-19 thể nặng. Biện pháp tiêm vaccine cùng với các can thiệp không dùngdược phẩmsẽ giúp hệ thống y tế ứng phó với làn sóng dịch bệnh sắp tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo