Quốc tế

Thêm thừa nhận đau của Mỹ về F-35

Cựu Tư lệnh Không quân Mỹ, Tướng Herbert Carlisle vừa có thừa nhận về khả năng chiến đấu của F-35 với các đối thủ trong tình huống không chiến.

Tiêm kích F-15E của Mỹ mạnh ngang máy bay ném bom chiến lược Trung Quốc / Anh sẽ phá hợp đồng mua tiêm kích F-35 với Mỹ?

Tuyên bố của Tướng Herbert Carlisle cho biết: "Vào giữa năm 2015, chứng cứ đã lộ ra rằng, mẫu máy bay hiện đại F-35 mà Mỹ từng tuyên bố là có thể tấn công cả mặt đất lẫn trên không, không thể chuyển hướng và tăng tốc đủ nhanh để chiến thắng trong cận chiến với những mẫu tiêm kích khác".

Them thua nhan dau cua My ve F-35
Tiêm kích F-35.

Thiếu khả năng không chiến tầm gần có thể coi là một vấn đề không quá lớn, do F-35 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tầm xa. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở việc Mỹ quyết định đưa F-35 vào thay thế 90% số lượng các máy bay tiêm kích chiến thuật, trong khi Nga đang chủ động phát triển các loại chiến đấu cơ cận chiến hiện đại.

Được biết, đây không phải là lần đầu, các nhà quân sự Mỹ đã thừa nhận sự yếu kém của F-35 so với các chiến đấu cơ của Nga, đặc biệt là tiêm kích Su-35.

Sự thừa nhận đã được các quan chức Mỹ và Australia miễn cưỡng đưa ra từ năm 2010 trong một trận chiến giả định trên không. Thông tin này được trang National Interest cho biết.

Cụ thể, một trận chiến giả định trên không đã được thực hiện, mô phỏng chiến đấu cơ siêu cơ động thế hệ 4 ++ Su-35 của Nga chống lại một phi đội hỗn hợp bao gồm các máy bay chiến đấu của Mỹ là F-22, F/A-18 Super Hornet và F-35. Kết quả là phi đội chiến đấu cơ của Mỹ đã bị đánh cho "te tua".

Cuộc chiến mô phỏng được thực hiện tại căn cứ không quân Hickam của Mỹ ở Hawaii, trước sự chứng kiến của ít nhất bốn thành viên thuộc lực lượng không quân và tình báo quân sự Australia.

 

Nghị sĩ quốc hội Australia Dennis Jensen với những hiểu biết của mình cho rằng, F-35 đã bị Su-35 "đánh bại một cách không thương tiếc".

Trả lời phỏng vấn của báo Mỹ, chyên gia hàng không Bill Sweetman nói rằng, F-35 hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tàng hình trong khi công nghệ này trên thực tế của F-35 không quá mạnh và không thích hợp khi tham gia các cuộc chiến tầm gần vì nó rất dễ bị bắn hạ.

Để tiêu diệt được Su-35, F-35 cần phải đến gần hơn, do đó nó tự đặt mình vào nguy cơ bị phát hiện (hệ thống radar mạnh mẽ của Su-35 hoàn toàn có thể thực hiện việc này, hơn nữa máy bay có kho vũ khí gồm các tên lửa không chiến tầm xa họ Vympel với tầm bắn 400 km - là một kỷ lục thế giới).

Các chuyên gia cũng nói rằng các chiến thuật không chiến của không quân Mỹ được rút xuống còn ba nguyên tắc - "tìm kiếm, bắn và tiêu diệt".

Với sự ra đời của Su-35, Mỹ sẽ phải sửa đổi chiến thuật này. F-35 có thể phát hiện ra Su-35 đầu tiên, nhưng để sử dụng tên lửa nó phải di chuyển lại gần, và tại thời điểm đó cả hai sẽ nhìn thấy nhau.

 

"Trong trường hợp này, lợi thế tàng hình của F-35 sẽ giảm đáng kể," Sweetman nói. Trong cận chiến, Su-35 có khả năng huyền diệu là bay tốc độ thấp và đồng thời tăng tốc độ lên đến siêu âm, biến thành một chàng thợ săn.

Tốc độ tối đa của máy bay là 2,5 M, tầm hoạt động 3.600 km có thể mang 12 tên lửa tầm trung Vympel (chẳng hạn như các biến thể sửa đổi khác nhau của R-77). Máy bay chiến đấu F-35 mang được ít tên lửa hơn và phạm vi hoạt động chỉ đạt 2.222 km còn tốc độ tối đa của nó là 1,6 M.

Chuyên gia Mỹ thừa nhận, trong thực tế, F-35 không có những "tính năng kỳ lạ" mà phần lớn lực lượng không quân của thế giới đang rất cần.

Ngược lại, Su-35 cung cấp hiệu suất ngang bằng với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thậm chí nó còn đáng sợ hơn đối với các lực lượng phương Tây bởi khả năng cực linh hoạt và cơ động: bay kiểu rắn hổ mang, xoay tròn tại chỗ, chuyển hướng đột ngột…điều rất cần thiết trong không chiến.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm