Thổ Nhĩ Kỳ đã "thấy quan tài và đổ lệ": Su-34 và Su-35 Nga ra chiêu sấm sét
"Trái ngược" phản ứng của Nga trước cuộc chiến giá dầu với Arab Saudi: Chịu đựng 10 năm hay chỉ là nói suông? / Tàu trinh sát Nga bất ngờ áp sát căn cứ hải quân Mỹ
Su-34 và Su-35 Nga bẻ gãy mưu đồ Thổ Nhĩ Kỳ?
Tuy nhiên, kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" mà vừa mới bắt đầu đã bị phá vỡ bởi sự can thiệp của lực lượng không quân Nga.
Trước đó, dưới sự yểm trợ của pháo binh và đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, phiến quân đã triển khai đợt phản công quy mô lớn nhằm vào quân đội Syria. Mục tiêu trước tiên đối với các phiến quân là "giải phóng" thị trấn Nairab, gần thủ phủ Idlib của tỉnh cùng tên. Khu dân cư này vừa được Quân đội Syria (SAA) kiểm soát cách đây không lâu.
Mặc dù phiến quân đã giành thắng lợi ban đầu khi chiếm được thị trấn quan trọng này và cắt đứt đường cao tốc M5, huyết mạch nối giữa Damascus và Aleppo. Chúng đã tiêu diệt và thậm chí còn bắt sống nhiều xe tăng, xe thiết giáp và bộ binh của SAA.
Tuy nhiên, nơi đây lập tức biến thành túi bom khổng lồ khi Không quân Nga với chủ công là các chiến đấu cơ Su-24, Su-34 và cả tiêm kích Su-35 tối tân nhất đồng loạt xuất kích ồ ạt khiến cuộc phản công của phiến quân chững lại, chúng không thể phát triển kết quả ban đầu để mở rộng khu vực kiểm soát ra thêm nữa.
Những đợt ném bom dữ dội của Không quân Nga đã hủy diệt binh lực và sinh lực của lực lượng khủng bố, giúp Quân đội Syria giành lại được địa bàn chiến lược này.
Gấu Nga nói có người nghe, đe có người sợ
Với sức mạnh của cường quốc quân sự đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ, thế nên "Gấu Nga nói có người nghe, đe có người sợ", Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ngoại lệ.
Su-34 Không quân Nga chưa khiến Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ?
Tuy nhiên, khi đó điều mà giới quan sát quốc tế căng tai căng mắt ra để theo dõi tiếp theo sẽ là gì: Các bên sẽ ngồi vào bàn đàm phán hay là tiếp tục lún sâu vào cuộc xung đột?
Như từng lưu ý trước đó, Ankara đã đưa tới Idlib lực lượng bao gồm khoảng 15 nghìn binh lính với sự tham gia của gần 3.000 xe thiết giáp và thậm chí có ý định đưa nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực tới các trạm quan sát mà Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập ở Idlib.
Nếu lực lượng này, thay vào chỗ các phiến quân khủng bố, triển khai tấn công một cách thực sự, thì kết quả sẽ hoàn toàn khác. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể làm giảm đi ít nhiều khả năng chiến đấu của Không quân Nga bằng việc chặn tuyến đường tiếp vận đi qua các eo biển của mình.
Đúng, theo Công ước Montreux, điều này chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp xảy ra chiến tranh, nhưng trên thực tế người Thổ có thể "vô tình nhưng cố ý" tạo ra các sự cố đối với các tàu chiến và tàu vận tải quân sự của Nga tạo ra rối loạn tối đa đối với "tuyến hải vận Syria" đi ngang qua các eo biển Bosporus và Dardanelles.
Chỉ cần Thổ Nhĩ Kỳ có ý đồ, họ có thể yêu cầu các tàu thuyền đi qua phải theo thứ tự, rồi thả lưới, khiến chân vịt của tàu Nga bị quấn vào, gây va chạm một cách "tình cờ",… Người Thổ cũng có thể đóng cửa không phận của mình, buộc các máy bay Nga phải bay vòng qua Iran, nhưng chỉ với một tuyến không vận thì khó có thể chiến đấu lâu dài.
Ngoài ra,phiến quân đã bắt đầu tăng cường sử dụng những tổ hợp tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) để chống lại không quân Nga tại Idlib, cả Su-24 và Su-34 đều đã bị ngắm bắn. Bên cạnh đó, Ankara còn khẩn thiết yêu cầu Mỹ cung cấp tổ hợp phòng không "Patriot".
Không quân Nga có sẵn lực lượng đủ mạnh ở Syria.
Nói chung, nếu Nga không đếm xỉa tới những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ trong vùng là điều vô cùng bất cẩn trọng.
Mặt khác, tất cả các đồng minh đang vô cùng hiếu chiến. Damacus cam kết sẽ quét sạch hoàn toàn Idlib và Aleppo. Chính quyền Syria cảnh báo rằng chiến dịch trực diện của các đơn vị Thổ Nhĩ Kỳ chống lại quân đội chính phủ Syria sẽ bị coi như lời tuyên chiến.
Được biết rằng cả Mỹ, lẫn khối NATO chưa sẵn sàng tham chiến trong bối cảnh này. Không quân Nga cũng không ngồi khoanh tay, khi có mặt để hỗ trợ những người Syria kịp thời thay đổi tình thế.
Ngày 19/02, các máy bay ném bom siêu âm tầm xa Tu-22M3, dưới sự yểm trợ của những tiêm kích đã cất cánh từ Nga và công khai bay lượn vài tiếng đồng hồ trên Biển Đen.
Vấn đề tương lai ở miền Bắc Syria rất không đơn giản, bởi vì nó đẩy tất cả những thành tựu trước đây của Tổng thống Erdogan vào sự nghi ngờ. Ban đầu những tham vọng của ông dường như, hướng tới toàn bộ Syria. Nhưng rồi mọi thứ phải "gói lại" và giới hạn ở tỉnh Idlib.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thực hiện các trách nhiệm của mình về phi quân sự hoá Idlib, bởi vậy các đồng minh sẽ phải giải quyết vấn đề liên quan tới những phần tử khủng bố bằng vũ lực. Gần như người Thổ đã đánh mất hơn một nửa "thắng lợi" của mình tại Idlib.
Căn cứ vào những bình luận trên báo chí, Moscow đã đề xuất Ankara dùng một tuyến vùng đệm vừa phải chạy dọc biên giới để bảo vệ lực lượng người Kurd và tạo ra một thứ giống như kiểu Dải Gaza.
Ý tưởng này không làm cho Tổng thống Erdogan vui lòng, và ông đã thử thay đổi tình hình bằng bàn tay của "các phần tử khủng bố", nhưng không mang lại kết quả.
Cuối cùng thì quân Thổ Nhĩ Kỳ và tay sai đã "thấy quan tài và đổ lệ", điều đó buộc ông Erdogan phải thân chinh tới Moscow để cầu hòa với TT Nga Putin. Kết quả đã rõ, Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp nhận thua thiệt trên bàn đàm phán, những thắng lợi tại chiến trường đã giúp Nga-Syria ở thế cửa trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo