Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ dè dặt nói về Su-35 khi F-35 vẫn còn hy vọng

Sau khi được Nga nhiệt tình mời chào, phía khách hàng Thổ Nhĩ Kỳ mới dành sự thận trọng khi nói về khả năng mua tiêm kích Su-35.

Thực hư tiêm kích tàng hình đầu tiên do Đức chế tạo trong Thế chiến 2 / Những tiêm kích bị ví như “cỗ quan tài bay” đáng sợ nhất trong lịch sử

Theo người đứng đầu Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir, Ankara đang nghiên cứu kỹ các đặc điểm của máy bay chiến đấu Su-35 của Nga sau khi được phía nhà sản xuất Nga mời chào.

"Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất của phía Nga về Su-35. Vẫn còn quá sớm để đưa ra bất kỳ đánh giá nào. Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đang mua các công nghệ và vũ khí đáp ứng được mối quan tâm của mình. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói rằng chúng tôi sẽ mua Su-35. Chúng tôi sẽ phải thực hiện công việc tỉ mỉ và phân tích", Demir nói.

Tiêm kích Su-35.

Tiêm kích Su-35.

Thông tin đặc biệt theo tiết lộ của ông này là hiện tại, việc Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương trình sản xuất máy bay chiến đấu F-35 mới nhất của Mỹ vẫn được duy trì. "Việc rút Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình không đáp ứng lợi ích của những thành viên khác tham gia dự án. Chúng tôi tiếp tục thảo luận về cách thoát khỏi tình trạng này. Tôi không thể nói bất cứ điều gì về lập trường của phía Mỹ, nhưng chúng tôi đã sẵn sàng cho đối thoại tích cực", Demir nói.

Tuyên bố được ông Ismail Demir đưa ra sau khi tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải thông tin Nga đã sẵn sàng chuyển giao 36 chiếc tiêm kích Su-35 cho Ankara. Hiện tại những cuộc đàm phán giữa 2 bên đã gần như hoàn tất. Ngoài ra, tờ báo này còn khẳng định, hai bên đang xem xét khả năng sản xuất một số linh kiện dành cho Su-35 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Giới chuyên gia nhận định, tuyên bố của ông Ismail Demir cũng đồng nghĩa với việc Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hy vọng vào việc Mỹ sẽ chuyển giao số máy bay tàng hình F-35 theo hợp đồng đã ký kết trước đó dù những bất đồng đang tồn tại giữa Washington và Ankara.

Hy vọng về việc F-35 cũng đã được Ngoại trưởng nước này, ông Mevlut Cavusoglu nói rằng: "Mọi biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không mang lại hiệu quả và cuối cùng Mỹ sẽ không dám đóng băng thương vụ máy bay tàng hình F-35. Chúng tôi tin rằng máy bay sẽ được chuyển giao vào tháng 11/2019 bất chấp S-400 có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ", vị quan chức này tuyên bố.

 

Trước đây, dư luận từng đặt vấn để là Washington nên thúc đẩy đồng minh mua S-400 và người Mỹ sẽ dựa trên những chiến lợi phẩm đó để hoàn thiện kỹ thuật cho mình. Khi ngăn Thổ Nhĩ Kỳ ngừng thương vụ S-400 không được, có thể Mỹ sẽ chọn nước đi này.

Nếu thực sự Mỹ có toan tính như vậy thì việc bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ không hẳn là sự nhượng bộ của Mỹ, việc Lầu Năm Góc liên tục thể hiện cứng rắn với Nga và đối tác về các thương vụ S-400 cũng chưa hẳn là muốn ngăn chặn những thương vụ đó.

Đó có thể là một kịch bản của người Mỹ, để làm sao tạo động lực và quyết tâm cho Nga nhanh chóng chuyển giao S-400 cho đối tác, từ đó giúp Mỹ hiện thực hoá toan tính riêng của mình với báu vật S-400 của Nga.

Nhưng những thông tin trên mới chỉ dừng lại ở mức độ suy luận và Mỹ chưa có phản ứng chính thức nào với tuyên bố của vị lãnh đạo tổng cục công nghiệp quốc phòng Thổ. Vì vậy, tương lai của F-35 ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện vẫn chưa có gì thay đổi.

Trong khi đó, Nga cũng nên đặt nhiều hy vọng vào thương vụ Su-35 với Thổ Nhĩ Kỳ khi chính Tổng thống Recep Tayyip Erdogan mới đây cũng tuyên bố: "Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tính đến phương án mua tiêm kích Su-35 làm giải pháp thay thế trong trường hợp Mỹ chính thức từ chối chuyển giao máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Ankara".

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm