Quốc tế

Thực hư tiêm kích tàng hình đầu tiên do Đức chế tạo trong Thế chiến 2

Thiết kế thân cánh liền khối của Ho 229 khiến nhiều người liên tưởng tới những chiếc máy bay tàng hình hiện nay như B-2 Spirit hay B-21 Raider.

Ai Cập sợ Mỹ, không dám mua tiêm kích "tử thần" Su-35 của Nga? / Tiêm kích F-22 Mỹ từng áp sát F-4 Iran, đuổi F-4 "quay về nhà"

Mặc dù những chiếc máy bay tàng hình, như B-2 Spirit hay phiên bản sau này B-21 Raider, được coi là bước đột phá do Mỹ dẫn đầu trong thế kỷ 21, nhưng theo National Interest, có vẻ như chiếc máy bay tàng hình một động cơ phản lực đầu tiên thực sự là sáng chế của 2 anh em người Đức trong Thế chiến 2.

Horten H.IX, tên định danh của RLM Ho 229 (hay Gotha Go 229 theo cách gọi của Nhà sản xuất) là một mẫu thử máy bay tiêm kích/ném bom do hai anh em Reimar và Walter Horten thiết kế và hãng Gothaer Waggonfabrik chế tạo vào cuối Thế chiến 2. Đây là loại máy bay thân cánh liền khối (flying wing) đầu tiên được trang bị một động cơ phản lực.

Chiếc Horten Ho 229 được vận chuyển sau khi rơi vào tay quân đội Mỹ. Ảnh: CCO

Chiếc Horten Ho 229 được vận chuyển sau khi rơi vào tay quân đội Mỹ. Ảnh: CCO

Từ đầu những năm 1930, anh em nhà Horten đã quan tâm tới những thiết kế kiểu thân cánh liền khối và coi đây là một phương pháp để cải thiện hiệu suất của các tàu lượn. Chính phủ Đức khi đó tài trợ cho các câu lạc bộ tàu lượn do việc sản xuất máy bay quân sự và thậm chí là các máy bay có động cơ [phản lực] đã bị cấm theo các điều khoản của Hiệp ước Versailles sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

Horten H.IX được thiết kế dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của anh em nhà Horten. Walter là một phi công chiến đấu hàng đầu của Luftwaffe, còn Reimar là một nhà thiết kế máy bay nghiệp dư. Thời trẻ, Walter và Reimar đã từng chế tạo một số mẫu tàu lượn không đuôi.

Anh em nhà Horten được bật đèn xanh để phát triển dự án chung của mình vào tháng 8/1943, khoảng thời gian mà máy bay ném bom dạng thân cánh liền khối Northrop XB-35 của Mỹ đã thất bại trong khâu sản xuất hàng loạt do những nhược điểm thiết kế nhất định, bởi thiếu phần đuôi khiến cho chiếc máy bay dễ mất kiểm soát cân bằng và bị chao đảo.

Mẫu thử đầu tiên của anh em Horten là một chiếc tàu lượn không có động cơ H.IX V1 có phần cánh mỏng và dài được làm từ gỗ gỗ dãn để giảm trọng lượng. Chuyến bay thử được thực hiện vào ngày 1/3/1944, kết quả rất thuận lợi, nhưng có một tai nạn khi phi công cố gắng hạ cánh.

Anh em Horten sau đó đã sửa đổi thiết kế, với các phiên bản từ V2 trở được tranh bị thêm động cơ Junkers Jumo 004B.

Những mẫu thử ban đầu của Ho 229 được sử dụng như những chiếc tàu lượn quân sự. Tuy nhiên, do sửa đổi thiết kế, được trang bị động cơ, những phiên bản sau này có khả năng đạt tới tốc độ 975km/h; chúng được chuyển đổi mục đích sử dụng như những chiếc tiêm kích với 2 pháo hạng nặng Mark 103 cỡ nòng 30mm.

Tốc độ của nó Ho 299 thực sự vượt trội, bởi nó vượt tốc độ tối đa của những chiếc tiêm kích hàng đầu ở phe Đồng minh ít nhất 33%.

Dự án thất bại

Tuy nhiên, Dự án Ho 229 chưa bao giờ được hoàn thành, vì khi Quân đoàn 8 của Mỹtràn vào nhà máy sản xuất ở Friedrichroda, Đức tháng 4/1945, họ chỉ tìm thấy các phần buồng lái của những nguyên mẫu máy bay hình cá đuối đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

“Đầy đủ” hơn cả là phần khung thân của nguyên mẫu V3, sau đó đã được chuyển tới Mỹ để nghiên cứu. Ngày nguyên mẫu V3 được trưng bày tại Bảo tàng hàng không và không gian Mỹ ở Chantilly, Virginia.

thuc hu tiem kich tang hinh dau tien do duc che tao trong the chien 2 hinh 2
Phần khung thân Ho 229 cuối cùng được chụp tại cơ sở lưu trữ của bảo tàng Smithsonian. Ảnh: Michael Katzmann.

Khả năng phá sóng radar?

Mặc dù không rõ ý định ban đầu có phải là chế tạo một chiếc tiêm kích tàng hình hay không, nhưng anh em nhà Horten coi thiết kế của Ho-229 là mẫu thiết kế có thể giảm khả năng bị radar phát hiện - ý tưởng tuyệt vời cho một thiết bị tàng hình.

Reimar Horten, sống những năm hậu chiến ở Argentina, đã viết một bài báo năm 1950 cho tờ Revista Nacional de Aeronautica, trong đó nói rằng, chiếc máy bay với lớp vỏ từ gỗ này có thể hấp thụ sóng radar.

30 năm sau đó, khi mà lý thuyết về những chiếc máy bay tàng hình được biết đến rộng rãi hơn, Reimar viết rằng ông thực sự từng có ý định biến chiếc Horten Ho 229 có thiết kế thân cánh liền khối thành một chiếc máy bay tàng hình, bằng cách chế tạo một khung báy bay sử dụng chất liệu hấp thụ radar đặc biệt kết hợp từ bụi carbon, mùn cưa và keo gỗ mà cấp trên của ông đã không hề biết điều này.

Mỹ đã tiến hành 2 cuộc thử nghiệm. Một cuộc thử nghiệm xác định liệu bụi carbon có thực sự đã được sử dụng hay không, đã chứng minh được điều Reimar nói. Trong khi đó, cuộc thử nghiệm còn lại thì không chứng minh được. Điều này làm gia tăng hoài nghi về việc liệu “tàng hình” có phải là mục đích thiết kế của anh em nhà Horten hay không.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm