Quốc tế

Vì sao đạn xuyên giáp của đặc nhiệm Nga lại khiến phương Tây hốt hoảng?

Đặc nhiệm Spetsnaz Nga được trang bị những vũ khí đỉnh cao, đặc biệt nhất là súng bắn đạn chỉ có tốc độ cận âm nhưng có thể xuyên thủng những áo giáp tốt nhất của phương Tây.

Excalibur Army ra mắt lựu pháo tự hành bánh lốp 155 mm thế hệ mới / Module chiến đấu "Thợ săn" dành cho xe bọc thép nhận súng máy mới

Từ yêu cầu đặc biệt đến loại vũ khí độc đáo...

Quay trở lại cuối những năm 1980, khi đó, quân đội NATO ngày càng được cấp nhiều áo giáp chống đạn hơn và tốt hơn. Áo khoác và mũ được thiết kế để có thể chống được sức xuyên của loại đạn 5,45x39mm tiêu chuẩn của súng tiểu liên AK-74, mang lại cho các nước NATO một lợi thế khác biệt trên chiến trường.

Các nhà thiết kế vũ khí Liên Xô, đã nhận ra những điểm yếu của loại đạn súng trường tiến công chủ lực của họ khi đó - khẩu tiểu liên AK-74, để có những cải tiến theo kịp yêu cầu của chiến tranh hiện đại, họ đã thay đổi lõi đầu đạn bằng thép cứng, nhằm tăng cường sức xuyên.

Giải pháp đơn giản này đã nhanh chóng giải quyết vấn đề đạn xuyên áo giáp cho lực lượng bộ binh chiếm số đông; tuy nhiên với vũ khí của lực lượng đặc nhiệm Nga, cần đáp ứng các tiêu chuẩn rất cao, phải vừa có thể xuyên thủng giáp chống đạn lại vừa phải đáp ứng yêu cầu giữ bí mật.

Từ yêu cầu trên, các nhà thiết kế vũ khí Liên Xô, đã phát minh ra hai khẩu súng có hình dáng "khác thường", nhưng là những vũ khí cực kỳ nguy hiểm, đó là khẩu súng bắn tỉa VSS Vintorez và AS Val, được chế tạo bởi nhà máy chế tạo vũ khí Tula Arsenal lừng danh của Nga.

Hai mẫu súng súng trường này khá độc đáo, chúng đều đã được trang bị cho các lực lượng đặc biệt, đơn vị tình báo và một số cơ quan an ninh của Nga.

VSS Vintorez có báng súng bằng nhựa cao phân tử, hình dáng hơi giống với súng trường bắn tỉa SVD. Súng AS Val cũng giống như vậy, nhưng là với một báng súng bằng thép, có thể gấp lại được.

Vì sao đạn xuyên giáp của đặc nhiệm Nga lại khiến phương Tây hốt hoảng? - Ảnh 2.
Khẩu AS Val.

Tay cầm, khóa an toàn, lẫy giữ hộp tiếp đạn tương tự như từ dòng AK. Cả hai khẩu súng đều có nòng súng kiêm luôn ống giảm thanh.

Trên thực tế, một loại ống giảm thanh được thiết kế đặc biệt, bao quanh nòng súng của VSS, nòng súng có rất nhiều lỗ thoát khí dọc theo các rãnh xoắn, các lỗ này khớp với các lỗ trên ống giảm thanh, vì vậy nó sẽ giảm tối đa tiếng nổ đầu nòng, cũng như làm mát luồng khí nóng này.

Ống giảm thanh này có thể tháo ra dễ dàng để bảo dưỡng và cất giữ, nhưng nhà sản xuất khuyến cáo, khẩu VSS không nên bắn khi không lắp ống giảm thanh này, vì khí nóng thoát ra từ nòng súng, có thể gây nguy hiểm cho người bắn.

Ngoài ra, bộ phận ngắm kiểu AK, được lắp trực tiếp vào ống giảm thanh, vì vậy việc bắn mà không có ống giảm thanh, sẽ khó trúng đích.

.. và hơn thế nữa

 

Để đáp ứng yêu cầu xuyên giáp, loại súng này sử dụng một loại đạn đặc biệt do Tula Arsenal phát triển. Nhóm kỹ sư đã cân nhắc chọn loại đạn phù hợp, cuối cùng, họ quyết định chọn một loại đạn đã được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đã bị lãng quên, đó là đạn cận âm 9x39mm.

Không còn lời tuyệt vời nào hơn để có thể ca ngợi sáng kiến của nhóm thiết kế, vì đạn 9x39mm là cận âm, nên nó di chuyển chậm hơn tốc độ âm thanh, không bao giờ phá vỡ rào cản âm thanh. Do viên đạn không tạo ra âm thanh bùng nổ, sau khi rời nòng; nên nó êm hơn đáng kể so với hầu hết các loại đạn có tốc độ siêu âm.

Việc sử dụng đạn cận âm 9x39mm SP-5, kết hợp với ống giảm thanh lớn, cả Vintorez và Val đều bắn cực kỳ yên tĩnh, rất phù hợp với lực lượng đặc biệt và ám sát. Chưa hết, loại đạn này rất hiệu quả, trong việc xuyên giáp và mũ chống đạn.

Vì sao đạn xuyên giáp của đặc nhiệm Nga lại khiến phương Tây hốt hoảng? - Ảnh 4.
Súng Vintorez.

Do đầu đạn 9x39mm SP-5 được làm bằng thép cứng hoặc wolfram, nên loại đạn này có thể xuyên 6 mm thép trong phạm vi 100 m và 2 mm (độ dày tiêu chuẩn của các loại mũ chống đạn), trong phạm vi 500 m; sức xuyên này gấp đôi đạn AK-74 thông thường.

Tuy nhiên là loại đạn cận âm, nên đầu đạn 9x39mm SP-5 không có quỹ đạo bằng phẳng như các loại đạn khác, nên tầm bắn hiệu quả tối đa chỉ là 400 mét, phù hợp nhất cho các cuộc ám sát vào ban đêm, hoặc cho các đội trinh sát di chuyển lặng lẽ sau phòng tuyến của NATO. Ngoài tầm bắn 400 mét, khả năng chính xác của đạn khá hạn chế.

 

Được thiết kế và đưa vào sử dụng từ cuối những năm 1980, súng bắn tỉa VSS Vintorez và AS Val đã đáp ứng yêu cầu của quân đội Liên Xô và vẫn còn trong biên chế Quân đội Nga ngày nay.

Cả hai loại súng này đều đã xuất hiện bên ngoài lãnh thổ Nga, đặc biệt là ở Gruzia, Syria, vùng Donbass của Ukraine và Crimea.

Súng bắn tỉa VSS Vintorez và AS Val là những ví dụ tuyệt vời về hai yêu cầu hoạt động khác nhau - khả năng xuyên giáp và khả năng giữ bí mật, hai yêu cầu này được kết hợp với nhau, bởi những sáng tạo của những nhà thiết kế vũ khí tài ba của Liên Xô.

Việc những mẫu súng này vẫn được sử dụng rộng rãi hiện nay cho chúng ta thấy, thiết kế của súng và đạn chưa hề lạc hậu; ngoài ra các kỹ sư Nga vẫn liên tục cải tiến, nâng cấp (nhất là hệ thống ngắm bắn ban đêm và đạn), VSS Vintorez và AS Val vẫn sẽ được các lực lượng đặc nhiệm Nga sử dụng trong thời gian dài nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm