Quốc tế

Thời điểm Nga thử nghiệm siêu pháo tự hành 2S43 Malva

Malva có cỡ nòng 152 mm, được thiết kế để phá hủy sở chỉ huy, công trình phòng thủ, khẩu đội pháo và tên lửa, cột thiết bị.

Một loại đạn dẫn đường mới sẽ được thử nghiệm trên pháo tự hành Koalitsiya-SV / Nga thử nghiệm pháo tự hành mới nhất ở chế độ “bão lửa”

Các cuộc thử nghiệm đối với lựu pháo tự hành 152 mm 2S43 Malva đầy hứa hẹn sẽ được tiến hành trong năm 2021 và tiến tới thử nghiệm cấp quốc gia vào quý I/2022.

Thông tin này được một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp-quân sự chia sẻ với Sputnik.

Theo nguồn tin này: “Trong năm 2021, các cuộc thử nghiệm mẫu pháo tự hành mới nhất 152 mm 2S43 Malva, được lên kế hoạch cho quý I/2022. Theo kết quả thử nghiệm, đại diện bộ Quốc phòng Nga cần xác nhận vũ khí thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu thông số kỹ thuật.

Trong trường hợp có kết quả khả quan, pháo tự hành mới sẽ được phép thử nghiệm cấp quốc gia, thời gian bắt đầu dự kiến ​​trong quý I năm 2022”, nguồn tin cho biết.

Nguồn tin nói thêm rằng, trong các cuộc thử nghiệm nghiệm thu, Malva sẽ bắn vài chục quả đạn, kể cả đạn dẫn đường, đạn dùng cho tầm bắn tối đa với lực đẩy tăng cường, cũng như cho lựu pháo chạy trên các loại mặt đất khác nhau.

Thoi diem Nga thu nghiem sieuphao tu hanh 2S43 Malva
Siêu pháo tự hành 152 mm 2S43 Malva của Nga. Nguồn: huanqiu.

Pháo tự hành Malva được Viện Nghiên cứu Trung ương Burevestnik (thành phần của Uralvagonzavod) phát triển. Malva có cỡ nòng 152 mm, được thiết kế để phá hủy sở chỉ huy, công trình phòng thủ, khẩu đội pháo và tên lửa, cột thiết bị... Pháo 152mm với một đơn vị pháo mở được bố trí trên cơ sở khung gầm xe bánh lốp bốn trục.

Theo nhà phát triển, tầm bắn tối đa của pháo tự hành Malva cần đạt được 24,5 km. Malva sử dụng pháo 2A64, hiện đã phục vụ trong quân đội Nga, đặc biệt, nó được sử dụng trong các bệ pháo tự hành Msta-S.

Thông tin trước đó từ nhà phát triển cũng hé lộ, pháo tự hành Malvacó thể bắn 8 phát/ phút nhờ hệ thống nạp đạn tự động thế hệ mới, tốc độ nhanh hơn tất cả các loại pháo trên thế giới. Để tăng cường khả năng cơ động và giảm thiểu thiệt hại về con người, hệ thống pháo này còn được tích hợp một trạm điều khiển từ xa.

Đây là loại pháo tự hành thế hệ mới của Nga, với tính cơ động mạnh, dễ dàng vận chuyển bằng máy bay, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ phản ứng nhanh. Uralvagonzavod tuyên bố, hiện trên thế giới, không có bất kỳ loại pháo tự hành nào có sức mạnh và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như 2S43 Malva.

Pháo tự hành có rất nhiều ưu điểm mà từ trước đến nay quân đội các nước luôn muốn sở hữu trong quân đội của mình. Đây là loại pháo có độ linh hoạt cao, đạt được tầm bắn xa, hỏa lực mạnh, lắp đặt dễ dàng, ít tốn chi phí và đặc biệt có độ sát thương cao.

 

Diễn biến về quá trình phát triển Malvacho thấy Quân đội Nga cũng bắt đầu bước theo xu thế chung khi nghiên cứu để đưa vào trang bị các loại pháo tự hành xe tải hạng nhẹ thay cho loại bánh xích cồng kềnh để có thể dễ dàng không vận tới điểm nóng.

Giới phân tích cho rằng, 2S43 Malva được phát triển để có thể thay thế pháo tự hành 2A65 MSTA-B và pháo tự hành 2S1 Gvozdika 122 mm. Ngoài ra, việc sử dụng một chiếc xe địa hình hoàn toàn của Nga có khả năng việt dã và độ tin cậy cao làm khung gầm sẽ cho phép loại bỏ những thành phần nước ngoài trong thiết bị quân sự, giúp đơn giản hóa rất nhiều hoạt động đảm bảo kỹ thuật.

Cũng trong mộtđánh giá lạc quan, giới phân tích nhận định pháo tự hành 2S43 Malva là vũ khí có tiềm năng xuất khẩu rất cao của Nga và có khả năng sẽ thay thế nhiều loại pháo tự hành, bao gồm cả Paladin của Mỹ trên thị trường thế giới.

Hiện Mỹ đang sở hữu pháo tự hành M109A7 Paladin, khá tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên M109 là tốc độ bắn trung bình khá chậm, khoảng 4 viên một phút, trong khi đó 2S43 Malva có tốc độ bắn gấp đôi loại pháo này, tầm bắn xa hơn và mạnh mẽ hơn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm