Quốc tế

Pháo 155 mm Mỹ chỉ tương đương pháo tự hành Nga

Chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Kris Osborn vừa tiết lộ bất ngờ về tầm bắn thật của khẩu pháo hạng nặng 155 mm Paladin.

Quân đội Mỹ đánh giá phiên bản nâng cấp của pháo tự hành Paladin / Nga công bố thời điểm thử nghiệm pháo tự hành 2S43 "Malva"

Theo Kris Osborn, hiện nay tất cả các loại pháo gồm lựu pháo và pháo tự hành 155 mm, trong đó có khẩu 155mm Paladin đều sở hữu tầm bắn từ 30. Nếu sử dụng đạn tăng tầm, tầm bắn tối đa của vũ khí này đạt được có thể lên đến 40 km.

"Dù một số cuộc thử nghiệm cho thấy, khẩu 155 mm Paladin có thể bắn xa 70 km nhưng đó là điều kiện lý tưởng trong thử nghiệm gần như rất ít gặp trong thực chiến. Ngoài ra khi quả đạn vươn tới tầm bắn như vậy, độ chính xác đã bị giảm đi đáng kể", vị chuyên gia này cho biết.

Phao 155mm My chi tuong duong phao tu hanh Nga
Pháo 155 mm Paladin.

Với tầm bắn này, Mỹ đã tạo ra thế hệ pháo tự hành có tầm bắn hiệu quả xa chỉ tương đương với pháo tự hành mạnh nhất hiện nay của Nga là Msta-S. Đây rõ ràng là điều bất ngờ bởi trước đó giới quân sự Mỹ từng nhiều lần khẳng định họ đã bắt đầu đưa vào trang bị 155mm Paladin có tầm bắn lên tới trên 70km.

Những hệ thống M109A7 Paladin đầu tiên được trang bị cho Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn pháo binh dã chiến 82 của Quân đội Mỹ. Những hệ thống M109A7 Paladin này nằm trong bản hợp đồng được Bộ Quốc phòng Mỹ ký với nhà thầu BAE Systems.

Thực hiện đơn hàng là chi nhánh của BAE Systems tại bang Pennsylvania (Mỹ). Nhà sản xuất sẽ cung cấp 60 pháo tự hành M109A7 cùng xe nạp đạn M992A3 với tổng trị giá 249 triệu USD.

Những cỗ pháo M109A7 sử dụng khung gầm của xe chiến đấu bộ binh Bradley, nhưng được trang bị động cơ diesel tăng áp 675 mã lực, thay vì động cơ 440 mã lực tiêu chuẩn trước đây. Việc trang bị động cơ mới mạnh mẽ hơn sẽ giúp tăng cường động cơ của pháo trong cả huấn luyện lẫn chiến đấu.

Điểm mạnh của M109A7 là đồng bộ trang bị và bảo trì với xe chiến đấu Bradley giúp giảm nhẹ gánh nặng hậu cần cho Quân đội Mỹ, cũng như dễ dàng vận chuyển trên các phương tiện đường không, đường biển hiện có.

 

Để đạt được bắn bắn cực xa, M109A7 có những thay đổi so với nguyên bản bao gồm trọng lượng cơ bản toàn hệ thống tăng thêm khoảng 450 kg, nòng pháo được kéo dài thêm, sửa đổi lại tháp pháo cũng như thiết kế mới loa giảm giật cho nòng.

Do nòng được kéo dài đáng kể nên vũ khí này bắn được những viên đạn có liều phóng lớn hơn, giúp tăng sơ tốc đầu nòng cũng như cung cấp tầm xa và độ chính xác vượt trội so với loại sử dụng nòng ngắn.

Tuy nhiên, giữa tuyên bố và năng lực thực tế của những hệ thống pháo này đang là dấu hỏi và có thể chỉ có lực lượng pháo binh Mỹ mới rõ nhất sức mạnh thật của chúng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm