Thương vụ Su-35 của Indonesia đi vào ngõ cụt?
Chuyên gia giải thích lý do 90% cuộc tấn công của Iskander Nga thất bại ở Armenia, vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi ngờ / Báo Thụy Sĩ: Thế giới cần kiềm chế chạy đua vũ khí hạt nhân
Theo tờ Jakarta Post, chương trình mua sắm vũ khí thiết bị của Không quân Indonesia (TNI AU) cho đến năm 2024 không có tiêm kích Su-35 của Nga trong danh sách.
"Thay vì tiêm kích thế hệ 4++ Su-35, chúng tôi đang có kế hoạch mua chiến đấu cơ cùng thế hệ là Rafale của Pháp hoặc F-15 đã qua sử dụng của Mỹ. Lựa chọn cuối cùng vẫn chưa được đưa ra nhưng tất cả sẽ hoàn thành trước khi kết thúc năm 2024", TNI AU ra tuyên bố cho biết.
Tiêm kích Su-35. |
Cũng theo nguồn tin này, việc thương vụ Su-35 gặp khó khăn do thế lực bên ngoài can thiệp, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến giới lãnh đạon nước này khó có thể dám vượt qua.
Yếu tố Mỹ chen ngang vào thương vụ Su-35 với Indonesia cũng được Tổng giám đốc Rosoboronexport của Nga, Alexander Mikheev thừa nhận: "Chúng tôi coi mọi sự kiện về áp lực trừng phạt là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh. Nhưng đồng thời, Nga luôn giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí và chúng tôi không ngừng mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước ngoài".
Người đứng đầu công ty nhấn mạnh rằng yếu tố đảm bảo duy trì vị trí hàng đầu của Nga trên thị trường vũ khí thế giới là độ tin cậy và hiệu quả của các thiết bị quân sự trong nước, sự lựa chọn ủng hộ của các khách hàng nước ngoài, bất kể áp lực chính trị.
Ví dụ rõ ràng nhất về sự cạnh tranh không lành mạnh từ phương Tây trên thị trường vũ khí là hợp đồng cung cấp 11 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga cho Indonesia vào năm 2018 với số tiền 1,1 tỷ USD vẫn chưa được thực hiện do Mỹ gây sức ép đối với Jakarta.
Nga luôn đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu vũ khí, khách hàng chính của Nga là Ấn Độ, Trung Quốc, Ai Cập, Algeria... Trong những năm gần đây, Moscow đã liên tục báo cáo về doanh thu bán vũ khí ra nước ngoài khoảng 15 tỷ USD, trong đó 13 tỷ USD là các hợp đồng được ký kết thông qua Rosoboronexport.
Hồi cuối năm 2020, một vị quan chức quốc phòng cấp cao Indonesia cũng tuyên bố: "Chúng tôi cần mua vũ khí từ các quốc gia khác nhau để đảm bảo quốc phòng và hiệu quả chiến đấu cao nhất của quân đội. Nếu chỉ có một nhà cung cấp vũ khí, trong trường hợp chiến tranh xâm lược xảy ra, nhà cung cấp này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình và khả năng bảo vệ đất nước.
Khi quân đội có nguồn cung vũ khí từ các nước khác nhau, họ sẽ có lựa chọn phù hợp nhất trong một tình huống cụ thể. Ngoài ra, với sự cạnh tranh, các nhà sản xuất sẽ đưa ra những điều kiện và giá cả tốt nhất.
Mỗi quốc gia đều có những quyết định riêng trong vấn đề mục tiêu, an ninh và chính sách chiến lược. Đôi khi tôi được biết người ta có đưa ra một số lời khuyên về những vấn đề này cho Indonesia. Nhưng chúng tôi chỉ đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia".
Giới quan sát cho rằng, có thể "lợi ích quốc gia" được vị quan chức Indonesia nhắc đến là Jakarta sẽ mua tiêm kích không phải của Nga để tránh bị trừng phạt nhưng cũng không phải sản phẩm từ Mỹ. Chính vì vậy, cơ hội lớn nhất lúc này đang dành cho Rafale của Pháp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo