Quốc tế

Thiết bị đặc biệt tố cáo công nghệ tiêm kích Nga tụt hậu xa so với Mỹ

DNVN - Trên các máy bay chiến đấu mà Nga vẫn gọi là thế hệ 4,5 (trừ Su-35S) vẫn còn tồn tại một chi tiết đặc trưng, đó chính là ống pitot.

Gepard 3.9 nâng cấp có thể mang tới... 24 tên lửa diệt hạm / Việt Nam nâng cấp tàu tuần tra cỡ nhỏ bằng cách tích hợp tháp pháo xe tăng?

Ống pitot là một thiết bị đo áp suất dùng để tính vận tốc của dòng chất lưu, nó được ứng dụng rộng rãi để xác định vận tốc không khí trên máy bay, vận tốc nước trên tàu thủy, và vận tốc dòng chất lỏng, dòng khí trên các thiết bị công nghiệp.

Thiết bị này được dùng để đo vận tốc dòng chảy cục bộ tại một điểm nhất định trong dòng chảy và không đo được vận tốc dòng chảy trung bình trong đường ống hoặc ống dẫn.

Trên các máy bay chiến đấu Nga sự tồn tại của ống pitot là rất phổ biến, từ chỗ gắn trên một "cây sào" như ở MiG-21, Su-22 cho tới tích hợp vào chóp nón của nắp chụp radar trên các thế hệ chiến đấu cơ sau này.

Tiêm kích Su-30SM của Nga với ống pitot ở chóp mũi. Ảnh: Airlines.net

Tiêm kích Su-30SM của Nga với ống pitot ở chóp mũi. Ảnh: Airlines.net

Sự tồn tại của chiếc ống pitot ở trước mũi giúp máy bay xác định được vận tốc khi bay, nhưng nó cũng có nhược điểm là gây giảm hiệu suất hoạt động của radar cũng như giảm đặc tính khí động học của máy bay.

Phải tới thế hệ Su-35S được người Nga phân loại là tiêm kích thế hệ 4,5 thì công nghệ cổ điển này mới được lược bỏ, giúp gia tăng vượt trội hiệu suất bay và trinh sát, tuy vậy nó vẫn tồn tại trên chiếc Su-30SM, Su-34 và cả MiG-35.

Ống pitot đã được lược bỏ trên chóp mũi tiêm kích Su-35S. Ảnh: Sputnik.

Ống pitot đã được lược bỏ trên chóp mũi tiêm kích Su-35S. Ảnh: Sputnik.

 

Trong khi đó nhìn sang Không quân Mỹ, các tiêm kích F-15C thuộc lô sản xuất đầu thập niên 1980 đã loại bỏ công nghệ xác định vận tốc bằng ống pitot, khiến cho radar kiểm soát hỏa lực của nó xác định được chính xác mục tiêu từ cự ly rất xa và chính xác.

Hiện nay các chiến đấu cơ tối tân của phương Tây và thậm chí cả Trung Quốc cũng đã loại bỏ ống pitot từ lâu, trong khi các phiên bản ban đầu của Su-57 vẫn còn bộ phận này trước mũi.

Tiêm kích F-15C của Mỹ được sản xuất trong giai đoạn đầu thập niên 1980. Ảnh: RC-pro.

Tiêm kích F-15C của Mỹ được sản xuất trong giai đoạn đầu thập niên 1980. Ảnh: RC-pro.

 

Khi còn sử dụng ống pitot thì chắc chắn một điều rằng hiệu suất làm việc của radar máy bay không thể sánh bằng đối thủ không áp dụng công nghệ trên.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia quân sự đánh giá tham số tầm quét tối đa của radar Nga chỉ là ảo khi nó vẫn áp dụng kỹ thuật lạc hậu và được xây dựng trên nền tảng công nghiệp điện tử thấp kém.

Hiện tại các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ đều đã sử dụng radar mảng pha quét chủ động (AESA) và lại còn được tiết giảm diện tích phản xạ radar, nếu xảy ra cuộc đối đầu giữa Su-35S (lắp N035 Irbis PESA) và F-15SE (lắp AN/APG-82(V)1 AESA) thì phần thắng rõ ràng thuộc về bên có công nghệ cao hơn.

Thậm chí chiếc máy bay duy nhất được tuyên bố là đã có radar AESA của Nga là MiG-35 nếu gặp phải F-15C thì cũng chưa chắc có ưu thế, vì chính ống pitot trước mũi sẽ như một thiết bị phá sóng, khiến nó chẳng thể thấy trước và bắn trước F-15 như quảng cáo.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm