Quốc tế

Tiêm kích MiG-17 từng gây ‘ấn tượng mạnh’ cho phi công Mỹ như thế nào?

Tiêm kích MiG-17 dù nhỏ song rất nhanh nhẹn trong không chiến quần vòng. Chiếc chiến đấu cơ đã gây ra nỗi ám ảnh cho các phi công Mỹ tham chiến thời kỳ đó.

Thất bại của xe tăng T-72M1 và T-80U trước Leopard 2A4 vào năm 1994 cho thấy điều gì? / Vì sao Pháp không muốn xây dựng quân đội quy mô lớn và chỉ cần 200 xe tăng?

Trong quá khứ, tiêm kích MiG-17 do Liên Xô chế tạo từng được công nhận là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất thế giới.

Trong quá khứ, tiêm kích MiG-17 do Liên Xô chế tạo từng được công nhận là một trong những chiến đấu cơ tốt nhất thế giới.

Trở lại thời điểm cuối những năm 1940, các kỹ sư Liên Xô bắt đầu lên ý tưởng về một loại máy bay chiến đấu thay thế cho chiếc MiG-15 hiện có đã hoạt động tốt trong Chiến tranh Triều Tiên.

Trở lại thời điểm cuối những năm 1940, các kỹ sư Liên Xô bắt đầu lên ý tưởng về một loại máy bay chiến đấu thay thế cho chiếc MiG-15 hiện có đã hoạt động tốt trong Chiến tranh Triều Tiên.

Liên Xô mong muốn một nền tảng máy bay chiến đấu có thể vượt quá tốc độ Mach 0,92 một cách an toàn - đây chính là vận tốc lớn nhất mà MiG-15 có thể bay trước khi mất kiểm soát.

Liên Xô mong muốn một nền tảng máy bay chiến đấu có thể vượt quá tốc độ Mach 0,92 một cách an toàn - đây chính là vận tốc lớn nhất mà MiG-15 có thể bay trước khi mất kiểm soát.

Vũ khí của MiG-17 bao gồm 1 pháo tự động 37 mm và 2 khẩu 23 mm khác được tích hợp vào khung máy bay. Ngoài ra, nó có thể mang 900 kg vũ khí ở giá treo ngoài, mặc dù những giá treo này thường được sử dụng cho bình nhiên liệu bổ sung.

Vũ khí của MiG-17 bao gồm 1 pháo tự động 37 mm và 2 khẩu 23 mm khác được tích hợp vào khung máy bay. Ngoài ra, nó có thể mang 900 kg vũ khí ở giá treo ngoài, mặc dù những giá treo này thường được sử dụng cho bình nhiên liệu bổ sung.

 

MiG-17 có tầm bay khoảng 500 dặm, tăng gần gấp đôi nhờ việc bổ sung các thùng nhiên liệu bên ngoài.

MiG-17 có tầm bay khoảng 500 dặm, tăng gần gấp đôi nhờ việc bổ sung các thùng nhiên liệu bên ngoài.

Chuyên gia hàng không Liên Xô Ilya Grinberg nói với Tạp chí Smithsonian rằng tiêm kích MiG-17 rất lợi hại: “Điểm mạnh của MiG-17F là kích thước nhỏ, nên khó xác định ra nó bằng mắt thường, cũng như khả năng cất cánh từ các đường băng dã chiến”.

Chuyên gia hàng không Liên Xô Ilya Grinberg nói với Tạp chí Smithsonian rằng tiêm kích MiG-17 rất lợi hại: “Điểm mạnh của MiG-17F là kích thước nhỏ, nên khó xác định ra nó bằng mắt thường, cũng như khả năng cất cánh từ các đường băng dã chiến”.

Nhà phân tích nói thêm rằng: “Các phi công miền Bắc Việt Nam phát huy rất tốt khả năng cơ động và hiệu quả chiến đấu của MiG-17

Nhà phân tích nói thêm rằng: “Các phi công miền Bắc Việt Nam phát huy rất tốt khả năng cơ động và hiệu quả chiến đấu của MiG-17".

 

Nhà sử học hàng không Liên Xô cũng cho rằng, những cú quay đầu của MiG-17 được duy trì bằng bộ đốt sau của động cơ tỏ ra cực kỳ linh hoạt, mang lại ưu thế rất lớn cho nó trong không chiến.

Nhà sử học hàng không Liên Xô cũng cho rằng, những cú quay đầu của MiG-17 được duy trì bằng bộ đốt sau của động cơ tỏ ra cực kỳ linh hoạt, mang lại ưu thế rất lớn cho nó trong không chiến.

"Chiếc máy bay nhỏ đó có thể mang đến cho bạn một trận đấu đáng sợ mà bạn chưa từng trải qua trong đời", Đại tá Robin Olds - phi công chiến đấu xuất sắc nhất của Mỹ vào thời điểm đó nói với một nhóm nghiên cứu vào năm 1967.

Viên Đại tá nói thêm:

Viên Đại tá nói thêm: "Bán kính quay vòng của chúng là không thể tin được. Những chiếc MiG-17 ở Việt Nam được trang bị 3 khẩu pháo Nudelman-Rikhter 23 mm và 2 bình rocket 55 mm dưới cánh, và gây ra rất nhiều rắc rối cho chúng tôi".

 

Ngoài phục vụ tại Việt Nam, MiG-17 còn được vận hành bởi gần như tất cả các quốc gia đồng minh của Liên xô như Trung Quốc, Afghanistan, Sri Lanka, Maroc, Cuba, Campuchia... các lực lượng không quân khác trên toàn cầu cũng đã bay MiG-17 cho tới nửa sau của thế kỷ XX.

Ngoài phục vụ tại Việt Nam, MiG-17 còn được vận hành bởi gần như tất cả các quốc gia đồng minh của Liên xô như Trung Quốc, Afghanistan, Sri Lanka, Maroc, Cuba, Campuchia... các lực lượng không quân khác trên toàn cầu cũng đã bay MiG-17 cho tới nửa sau của thế kỷ XX.

Ngày nay MiG-17 tiếp tục bay trên bầu trời Sudan, Triều Tiên, Madagascar, Guinea và Mali. Tại Mỹ, Bảo tàng Hàng không ở Georgia, Bảo tàng Chuyến bay tại Seattle và Bảo tàng Quốc gia Lực lượng Không quân Mỹ ở Ohio đều trưng bày một nguyên mẫu tiêm kích MiG-17.

Ngày nay MiG-17 tiếp tục bay trên bầu trời Sudan, Triều Tiên, Madagascar, Guinea và Mali. Tại Mỹ, Bảo tàng Hàng không ở Georgia, Bảo tàng Chuyến bay tại Seattle và Bảo tàng Quốc gia Lực lượng Không quân Mỹ ở Ohio đều trưng bày một nguyên mẫu tiêm kích MiG-17.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm