Tiêm kích Nga bay nhanh hơn nhiều loại tên lửa
Anh trang bị tên lửa SPEAR 3 cho tiêm kích F-35B / Trung Quốc trình diễn tiêm kích J-20 với động cơ WS-10C
Chương trình được hãng Mikoyan bắt đầu từ năm 2013. Đây là một phần trong kế hoạch nhằm thay thế những chiếc MiG-31 hiện vẫn đang nằm trong biên chế của lực lượng không quân Nga, song dự kiến bị loại biên vào năm 2028.
Căn cứ vào một số thông tin ít ỏi được công bố, sức mạnh lớn nhất của MiG-41 cũng nằm ở tốc độ. Tốc độ máy bay chiến đấu ước tính là từ Mach 4 đến 4,5 (nhanh gấp 4 - 4,5 lần tốc độ âm thành) do các nhà phát triển động cơ có thể lắp đặt buồng đốt tăng lực thế hệ mới cực kỳ mạnh mẽ.
Tiêm kích mới của Nga sẽ được trang bị tên lửa đánh chặn siêu thanh. |
Với tốc độ đạt được, MiG-41 có tốc độ được đánh giá nhanh hơn rất nhiều loại tên lửa hiện nay.
Máy bay có thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chiến đấu không chỉ ở vùng khí hậu Bắc Cực mà còn trong không gian gần nhờ các thiết bị công nghệ cao giúp nó có thể tấn công kẻ thù trong mọi điều kiện.
Phát triển tốc độ lên tới 1,5 km/s, máy bay chiến đấu của Nga sẽ đơn giản trở thành kẻ thù không thể địch nổi với tất cả những chiến đấu cơ khác của đối thủ. Điều đặc biệt là chiếc tiêm kích này sẽ được vũ khí laser và tên lửa không đối không siêu thanh.
Nếu Nga thành công trong việc phát triển chiếc tiêm kích độc đáo nói trên thì rõ ràng nó sẽ là phương tiện tác chiến không có đối thủ, nhưng khi nhìn vào tiến độ hoàn thiện tiêm kích Su-57 thì cũng có không ít lo ngại dự án khó hoàn thành vì các thông số kỹ chiến thuật đưa ra bị nhận định là quá tham vọng.
Hơn thế nữa, vấn đề giải bài toán cân bằng giữa tốc độ và tầm hoạt động cũng là yếu tố cần được những công trình sư xem xét, bởi khi đẩy vận tốc lên mức quá cao như vậy dĩ nhiên lượng nhiên liệu tiêu thụ sẽ phải cực lớn, dẫn tới tầm bay bị thu hẹp đi rất nhiều.
Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng, nhữngkhó khăn vềtài chính cũng là nguyên nhân khiến Nga khó có thể hoàn thành chương trình này. Hàng loạt chương trình đầy tham vọng, hứa hẹn sẽ cạnh tranh ngang ngửa với phương Tây đã bị chính phủ Nga chấm dứt vì thiếu ngân sách.
Bộ Quốc phòng Nga từng tuyên bố đã mua số lượng lớn Su-57 nhưng cuối cùng chỉ đặt mua 76 chiếc - con số quá khiêm tốn để cạnh tranh với hàng trăm chiếc F-35 của Mỹ và đồng minh.
Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Nga từng lên kế hoạch đặt hàng 2.300 xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata, trong đó 100 chiếc được bàn giao trước khi kết thúc năm 2021. Nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 15 xe xuất xưởng để thử nghiệm, kế hoạch mua sắm quy mô lớn đối với siêu tăng này nhiều khả năng cũng bị gác lại.
Đây chính là những lý do khiến phương Tây tin rằng, Nga khó có thể hoàn thành chương trìnhMiG-41 như kế hoạch đề ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo