Tiêm kích Su-30SMD gây thất vọng ngay từ khi... chưa ra mắt
Phiên bản nâng cấp của tiêm kích Su-30SM với tên định danh Su-30SMD được kỳ vọng sẽ mang về cho nước Nga thêm nhiều hợp đồng xuất khẩu vũ khí mới với giá trị cao. Tuy nhiên, nó gây thất vọng ngay từ khi chưa ra mắt.
Công nghệ khung vỏ Su-57 bị nhận xét... tụt hậu 2 thập kỷ so với F-35 / Bất ngờ sức mạnh loại xe tăng Nga vừa cấp cho Syria để hủy diệt phiến quân
Hãng thông tấn Interfax vừa dẫn một nguồn tin nội bộ của mình trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết một thông tin cực kỳ đáng chú ý.
Đó là phiên bản nâng cấp của tiêm kích đa năng Su-30SM với tên định danh Su-30SMD đang được tổ hợp chế tạo hàng không Irkut khẩn trương hoàn thành và dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2020.
Tiêm kích Su-30SMD (tên cũ Su-30SM1) được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hợp đồng mới cho nước Nga sau khi doanh số xuất khẩu máy bay chiến đấu đang trên đà suy giảm nặng nề.
Theo quảng cáo của Sukhoi, tiêm kích Su-30SMD sẽ có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội Su-30SM, thậm chí là cả Su-35S, tuy nhiên theo nhiều ý kiến đánh giá thì điều này không đúng sự thật.
Đầu tiên là việc Nga tuyên bố tích hợp cho Su-30SMD động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) AL-41F1S - loại lắp trên Su-35S khiến Su-30SMD có khả năng cơ động vượt trội nhờ có thêm cả cặp cánh mũi.
Mặc dù vậy tính năng này bị đánh giá là thừa thãi và chỉ làm giá thành tăng cao vì phiên bản Su-30SM với động cơ 2D TVC AL-31FP đặt lệch trục tạo trạng thái 3D giả kết hợp với cánh mũi đã tạo cho máy bay khả năng vận động chẳng thua gì Su-35S.
Hơn nữa dù cho máy bay cơ động đến đâu đi nữa thì cũng bị giới hạn ở khả năng chịu quá tải ở mức 9G để tránh hư hại khung thân cũng như vượt quá giới hạn chịu đựng của phi công, cho nên việc lắp thêm động cơ AL-41F1S cho Su-30SMD bị cho là "vẽ rắn thêm chân".
Chi tiết quan trọng nhất mang lại sức chiến đấu vượt trội cho Su-30SMD đó là radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) thì vẫn chưa thấy Nga có kế hoạch tích hợp, khiến cho chiếc tiêm kích này lạc hậu cả một thế hệ khi đặt cạnh bản nâng cấp của F-15/16 hay J-10.
Radar N011M BARS PESA của Su-30SMD sẽ gặp phải nhiều bất lợi trước máy bay đối phương lắp radar AESA, vấn đề này cũng cho thấy điểm yếu của ngành công nghiệp điện tử Nga.
Ngoài ra Su-30SMD còn có chỉ số diện tích phản xạ radar lớn nhất trong các dòng tiêm kích vì có thêm cặp cánh mũi và kích thước khung thân "siêu khủng", khiến nó dễ bị thấy trước và bắn trước từ xa.
Vấn đề cuối cùng cần nhắc đến là tuổi khung của Su-30SMD vẫn quá thấp, chỉ đạt được tới con số 3.000 giờ bay, trong khi đó tiêm kích Mỹ và châu Âu đạt tới 6.000 giờ.
Kể cả Su-30SMD có tiến hành tăng hạn sử dụng đi nữa thì con số cũng khó lòng vượt qua 4.500 giờ, trong khi F-15 hay F-16 đã có nhiều chiếc vượt qua con số 9.000 giờ bay và vẫn còn tiếp tục hoạt động.
Bỏ ra số tiền lớn để mua phiên bản nâng cấp của Su-30SM (trong khi giá bản gốc cũng chẳng hề rẻ) mà tính năng kỹ chiến thuật chẳng có gì nổi trội chắc chắn khó thuyết phục được khách hàng tiềm năng.
Tóm lại, tiêm kích đa năng Su-30SMD của Nga bị nhận xét chỉ là "bình mới rượu cũ", một nỗ lực của Nga nhằm làm mới mình để cố gắng tìm kiếm thêm đơn hàng mà thôi.
Nhưng khi đã bị nhận xét là nỗi thất vọng lớn ngay từ khi chưa chính thức ra mắt thì ngay từ lúc này đã có thể nhìn thấy một tương lai chẳng lấy gì làm tươi sáng đối với chiếc chiến đấu cơ trên.
Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo