Tiêm kích tàng hình "mặt cười" siêu kỳ lạ của Mỹ
"Choáng ngợp" trước tiêm kích đánh chặn lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo / Siêu tăng BM Oplot Ukraine liệu có “tống tiễn” được T-55 ở Peru?
Tiêm kích tàng hình X-32 là sản phẩm thử nghiệm của Tập đoàn Boeing. Nó được phát triển từ thập niên 1990 nhằm phục vụ dự án tìm kiếm Tiêm kích tấn công kết hợp (JSF) cho Không quân và Hải quân Mỹ.
Ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ nhất về mẫu tiêm kích này chính là cửa hút khí của động cơ trông giống hệt như một cái mồm đang cười. Thậm chí, đã có rất nhiều ảnh chế của dân mạng xung quanh cửa hút không khí đặc biệt ấn tượng của tiêm kích X-32.
Ảnh chế về "bộ mặt cười" của tiêm kích tàng hình X32
Đối thủ của X-32 trong chương trình tìm kiếm máy bay tiêm kích tấn công kết hợp - JSF không phải ai khác mà chính là X-35 (nay đã trở thành F-35 Lightning II) của Lockheed Martin.
Trong cuộc đua này, F-35 đã giành chiến thắng để trở thành máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ dần, thay thế F-16, F/A-18 trong tương lai và bắt đầu được sản xuất hàng loạt với số lượng rất lớn.
Hai mẫu thử nghiệm của chương trình JSF: X-32 (trái) và X-35 (phải)
Thông số cơ bản của tiêm kích tàng hình X-32: chiều dài 13,72 m, chiều cao 5,28 m, sải cánh 10,97 m. Máy bay sử dụng 1 động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F119, nó cung cấp lực đẩy khổ 125 kN, lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội lên tới 191 kN.
Động cơ F119 cho phép X-32 đạt tốc độ tối đa 1.931 km/h ở trần bay lớn, tầm bay tác chiến 1.100 - 1.500 km tùy biến thể cho Không quân hay Hải quân Mỹ.
Cửa xả có hình dáng bắt mắt của tiêm kích X-32
Đáp ứng yêu cầu của Quân đội Mỹ khi đó cần có biến thể có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng/đường băng ngắn (STOVL), Boeing cũng phát triển biến thể X-32B với cửa xả phun luồng phản lực ở giữa thân nâng máy bay cất cánh.
Ở biến thể này, cửa hút không khí được làm mới, khác biệt hoàn toàn với mẫu thử nghiệm X-32 đầu tiên.
Phiên bản cất hạ cánh thẳng đứng của tiêm kích X-32
Chiếc X-32 cũng được thiết kế với khoang vũ khí bên trong thân, việc làm này nhằm giảm thiểu diện tích phản xạ radar.
Ngoài tính năng bay, không có thông tin về hệ thống radar, điện tử hàng không trên máy bay vì vốn dĩ dự án đã bị đánh bại bởi F-35 nên dĩ nhiên là sau đó X-32 đã tiến thẳng vào bảo tàng.
Chỉ biết rằng theo nhà thiết kế, X-32 được trang bị khoang vũ khí trong thân có khả năng mang 6 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 hoặc 2 tên lửa AIM-120 kèm 2 quả bom 900 kg.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?