Quốc tế

Tiêm kích thế hệ 6: AI không thể thay được con người

Trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, trong đó, yếu tố con người vẫn nắm vai trò quyết định đối với trí tuệ nhân tạo (AI).

Tiêm kích Su-57 cho Không quân Ấn Độ lộ diện / Lộ diện tiêm kích hạng nhẹ thế hệ mới của Nga

Chiến đấu cơ thế hệ 6 của Mỹ: AI chỉ hỗ trợ phi công

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đang được phát triển theo dự án Next Generation Air Dominance (NGAD) cho Lực lượng không quân Hoa Kỳ rất có thể sẽ có phi công phụ được xây dựng từ những hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI), còn vẫn phải có sự hiện diện của phi công là con người.

Các tờ báo Mỹ Popular Mechanics và Breaking Defense cho biết, nội dung chính của chương trình nói trên đã được ông Will Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Mỹ về mua sắm thiết bị công nghệ và hậu cần tiết lộ.

Vị quan chức Quốc phòng Mỹ tin tưởng rằng, trong máy bay thuộc chương trình NGAD "sẽ có một phi công phụ trí tuệ nhân tạo, thậm chí có thể là hệ thống ARTUµ [hệ thống trí tuệ nhân tạo được xây dựng theo thuật toán để chơi cờ ]". Hệ thống trí tuệ nhân tạo này sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho phi công là con người.

Ông Roper lưu ý rằng, lỗ hổng chính của các hệ thống AI nằm ở tính logic của chúng, trong khi các hành động quân sự thực sự có thể không tuân theo logic này, khi đó cần có sự hiện diện của con người để đưa ra quyết định trong các tình huống bất thường, phi tiêu chuẩn.

Hồi tháng 9, cũng ông Roper nói rằng, Lầu Năm Góc theo chương trình NGAD trong điều kiện bí mật đã thiết kế, chế tạo và ít nhất một lần cho máy bay trình diễn X cất cánh, mã số X ở đây ý nói đến dòng máy bay không người lái hoặc có người lái thế hệ mới, trong dó có máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Tiem kich the he 6: AI khong the thay duoc con nguoi
Chiến đấu cơ tương lai thế hệ 6 của Mỹ sẽ vẫn có phi công.

Tuy nhiên, giới truyền thông đã đưa tin về vụ thử máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Mỹ đã không thành công. Theo đó, quá trình thử nghiệm loại máy bay kích thước thật đã gặp phải một số thất bại, hệ thống điều khiển của máy bay Mỹ chưa hoàn chỉnh, gặp trục trặc khi lấy độ cao.

Ngoài ra, trong quá trình thử nghiệm, máy bay của Mỹ "không thực hiện được một số lệnh điều khiển từ xa".

Chiến đấu cơ thế hệ 6 của Nga khó thoát li con người?

Được biết, hiện nay Nga cũng đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu với sự hợp tác của hai công ty công nghệ hàng không hàng đầu là Mikoyan và Sukhoi (MiG và Su).

Tính năng đặc trưng của chiếc máy bay thế hệ thứ sáu sẽ bao gồm khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu mà không cần sự can thiệp của con người nhờ trí tuệ nhân tạo, sự hiện diện của radar quang tử vô tuyến, khả năng phát triển tốc độ siêu thanh và đi vào không gian gần, cũng như sử dụng vũ khí dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.

 

Tuy nhiên, Giám đốc công nghiệp của tổ hợp hàng không Rostec - ông Anatoly Serdyukov cũng thừa nhận rằng, kế hoạch phát triển hiện vẫn đang được thảo luận và còn quá sớm để nói về các chi tiết, đặc biệt là việc chiếc tiêm kích thế hệ mới nhất này có người lái hay hoàn toàn tự động.

Tiem kich the he 6: AI khong the thay duoc con nguoi
Chiến đấu cơ tương lai thế hệ 6 của Nga được phát triển với sự hợp tác của Su và MiG.

Tuy nhiên, giới chuyên gia khẳng định rằng, chắc chắn là chiến đấu cơ thế hệ 6 sẽ tích hợp những công nghệ hiện đại và những vũ khí tiên tiến nhất của ngành hàng không vũ trụ Nga.

Ngoài ra, cũng như Mỹ, có lẽ những chiến đấu cơ thế hệ 6 của Nga cũng vẫn sẽ có sự chỉ huy của con người để giải quyết những tình huống bất thường, phi logic mà trí tuệ nhân tạo sẽ không thể lường trước được.

Chiến đấu cơ thế hệ 6 của Anh: Con người chỉ đạo UAV

Ngoài Mỹ và Nga, Anh cũng đang bắt tay phát triển chiến đấu cơ thế hệ 6 thuộc dự án Tempest, với sự hợp tác phát triển của hơn 600 tổ chức, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng với các học viện, nhà trường, cả trong và ngoài nước, nòng cốt là 7 nhà thầu quốc phòng nổi tiếng trong và ngoài nước, ví dụ như: BAE Systems, Rolls Royce, Leonardo, MBDA…

 

Mặc dù chưa có chiến đấu cơ thế hệ 5, nhưng Anh đã bắt đầu triển khai Dự án Tempest vào năm 2018. Dự kiến, nó sẽ được chế tạo xong vào năm 2035, thực hiện các chuyến bay đầu tiên vào năm 2040. Tổng chi phí cho dự án này ước tính khoảng 2 tỷ bảng Anh (tương đương 2,54 tỷ USD).

Tiem kich the he 6: AI khong the thay duoc con nguoi
Mô hình máy bay Tempest của BAE Systems tại Triển lãm Quốc phòng và An ninh DSEI-2019, London.

Tiêm kích Tempest thế hệ thứ 6 còn được cho là sẽ tích hợp tính năng giữa máy bay có người lái và không người lái, mang theo vũ khí và các bộ cảm biến, được kết nối với nhau bởi một mạng dữ liệu phức tạp, truyền tải thông tin trên nền tảng đám mây.

Tempest sẽ thể hiện sức mạnh với những vũ khí công nghệ cao mà nó thể mang theo bao gồm: Vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí siêu vượt âm, tùy thuộc vào chiến thuật.

Đặc biệt, dòng tiêm kích thế hệ 6 này còn được trang bị cặp động cơ thế hệ mới Sabre có thể giúp máy bay đạt vận tốc cực đại Mach 5, trở thành chiếc máy bay có người lái tốc độ nhanh nhất thế giới và nhanh hơn hầu hết các loại tên lửa trên thế giới hiện nay.

Ngoài ra, Tempest cũng có thể điều hành một nhóm máy bay không người lái và phối hợp tác chiến khiến phòng không đối phương không thể xác định được mục tiêu chính cần tiêu diệt.

 

Như vậy, tất cả những dự án chiến đấu cơ tương lai vẫn không thể thoát li sự hiện diện của con người trên buồng lái, hoặc đơn giản là con người vẫn làm chủ cỗ máy này, bởi xét cho cùng, trí tuệ nhân tạo và những thuật toán dù thông minh đến mấy vẫn là sản pha`amr của con người.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm