Quốc tế

Tổ hợp phòng không mới Thổ Nhĩ Kỳ - đối thủ cạnh tranh với S-400 và Patriot

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng không mới nhất HISAR O+ mà trong tương lai sẽ có thể thay thế các tổ hợp phòng không nổi tiếng S-400 "Triumf" của Nga và Patriot của Mỹ.

Lực lượng vũ trang Nga đã tiếp nhận thêm 2.000 đơn vị vũ khí hiện đại / UAV Orion của Nga phóng thử vũ khí mới nhằm vào các mục tiêu trên không

Bộ Quốc phòng Thỗ Nhĩ Kỳ cho biết, hệ thống phòng không mới nhất HISAR-O+ được thử nghiệm ngày 24/12/2021 đã bắn hạ thành công một máy bay mục tiêu, có cự li đánh chặn 25 km, độ cao 20 km và có thể theo dõi đồng thời 60 mục tiêu trong phạm vi từ l-60 km. Việc sản xuất loạt tổ hợp này bắt đầu vào tháng 7/2021. Theo ấn bản Sabah, Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển hệ thống phòng không SİPER của riêng mình, vốn được lên kế hoạch để cạnh tranh và thay thế các tổ hợp S-400 của Nga và Patriot của Mỹ.

Thỗ Nhĩ Kỳ đang nghiên cứu phát triển các tổ hợp tên lửa phòng không có thể cạnh tranh và thay thế các tổ hợp S-400 của Nga và Patriot của Mỹ. Nguồn: naukatehnika.com
Thỗ Nhĩ Kỳ đang nghiên cứu phát triển các tổ hợp tên lửa phòng không có thể cạnh tranh và thay thế các tổ hợp S-400 của Nga và Patriot của Mỹ. Nguồn: naukatehnika.com

HISAR là một tập hợp các hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm cao do các công ty Roketsan và Aselsan phát triển từ năm 2007. Tên lửa do Roketsan phát triển, còn hầu hết các cảm biến và thiết bị điện tử được phát triển bởi Aselsan. Dòng tên lửa này bao gồm HISAR-A tầm ngắn (dự kiến được đưa vào trang bị cho Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ năm 2020), HISAR-O tầm trung (thử nghiệm đầu tiên được thực hiện vào tháng 7/2014), HISAR-U tầm xa 100 km và hệ thống phòng không SIPER 150 km (dự kiến ​​sẽ sẵn sàng vào năm 2023).

HISAR-A (tiếng Thổ là Alçak İrtifa Hava Savunma Füze Sistemi) dựa trên khung gầm bánh xích FNSS ACV-30 được trang bị 4 tên lửa tầm ngắn HISAR-A phóng thẳng đứng do Roketsan cung cấp. Hệ thống HISAR-A được trang bị radar Aselsan MAR gắn trên cột và hệ thống điện quang/hồng ngoại (EO/IR), cho phép hoạt động như một hệ thống độc lập độc lập.

HISAR-A sử dụng động cơ tên lửa đẩy chất rắn xung kép, vì vậy sẽ dùng để tấn công các mục tiêu trên không có khả năng cơ động cao, ở độ cao 5 km. HISAR-A có tầm bắn tối thiểu 2 km, tối đa 5 km, độ cao tối đa 5-8 km. Gần đây, Roketsan đã cho ra đời phiên bản tên lửa cải tiến có kí hiệu là HISAR A+, mặc dù tầm bắn vẫn là 15 km, độ cao đã nâng từ 5 km lên 8 km và ngòi nổ được thay đổi. Video thử nghiệm đã cho thấy tên lửa đã đánh trúng mục tiêu bằng động cơ tên lửa thứ hai và tăng tốc độ tên lửa và phát nổ ở gần mục tiêu.

Một số nền tảng sẽ được tiếp tục tích hợp HISAR-A, những nền tảng khác sẽ sử dụng HISAR-A+, ngoài ra một số nền tảng được tích hợp đồng thời cả tên lửa HISAR-A+ và HISAR-O nên sẽ linh hoạt hơn. Trong năm 2020, một số đơn đặt hàng HISAR-A được thay thế bằng HISAR-O có cự li tác chiến hiệu quả xa hơn một chút và độ cao tối đa cao hơn mặc dù kích thước vẫn giữ nguyên.

HISAR-O là một hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung được đặt trên khung gầm Mercedes-Benz Zetrosv 6×6, có thể mang tới 6 tên lửa. Hệ thống tên lửa HISAR-O rất giống HISAR-A và sử dụng cùng hệ thống tìm kiếm hồng ngoại, liên kết dữ liệu tần số vô tuyến (RF), ngòi nổ, động cơ tên lửa xung kép - nhưng kích thước của tên lửa lớn hơn và tầm bắn được nâng lên. Một điểm khác biệt nữa là hệ thống HISAR-O sử dụng radar mảng 3D Aselsan KALKAN tìm kiếm và theo dõi theo từng giai đoạn.

 

Hệ thống HISAR-O bao gồm tên lửa đất đối không tầm trung bình, hệ thống phóng tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực, radar phòng không gắn trên cột và cảm biến điện quang/hồng ngoại (EO/IR). Tên lửa có thiết kế dạng mô-đun và có thể được phóng thẳng đứng. Nó có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động bằng cách sử dụng radar tìm kiếm 3D ở độ cao trung bình hoặc hoạt động sử dụng bộ điều khiển hỏa lực.

Các tính năng chung của hệ thống cũng bao gồm quản lý và phân phối thông tin chỉ huy và kiểm soát, lập kế hoạch nhiệm vụ phòng không ở cấp tiểu đoàn và khẩu đội, liên kết dữ liệu để lái dẫn giữa quỹ đạo bay, tạo ảnh không quân tích hợp, khả năng tác chiến ban ngày, ban đêm và trong các điều kiện thời tiết bất lợi, hệ thống định vị toàn cầu (GPS) và điều hướng, điều khiển từ xa, liên lạc có dây hoặc không dây giữa các hệ thống, hợp nhất đa mục tiêu, nhận dạng bạn hay thù (IFF), cấu trúc mô-đun, hệ thống điều khiển hỗn hợp.

Thỗ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không mới nhất HISAR-O+; Nguồn: naukatehnika.com
Thỗ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng không mới nhất HISAR-O+; Nguồn: naukatehnika.com

SAM tầm trung HISAR-O sử dụng đầu đạn phân mảnh, có thể lắp ngòi nổ va chạm để tiêu diệt các mục tiêu như máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, trực thăng và máy bay không người lái bay ở độ cao trung bình. Nó có thể được dùng để bảo vệ các căn cứ quân sự, hải cảng và các tài sản chiến lược quốc gia khác. Vũ khí được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính (INS) thông qua liên kết dữ liệu tần số vô tuyến trong giai đoạn giữa của chuyến bay. Hướng dẫn cho tên lửa trong giai đoạn cuối của chuyến bay được đảm bảo bởi thiết bị tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại (IIR).

HISAR-O có tầm bắn tối thiểu 3 km, tối đa – 25 km, độ cao tối đa 10 km, phạm vi phát hiện và theo dõi máy bay chiến đấu 40-60 km. Thiết bị tìm kiếm hồng ngoại được trang bị cho phép nó hoạt động mà không cần chiếu xạ mục tiêu. Điều này làm tăng đáng kể tính bí mật của tổ hợp. HIAR-O có thể phát hiện mục tiêu, theo dõi, xác định và thực hiện các chức năng chỉ huy và điều khiển cũng như điều khiển hỏa lực một cách độc lập. Hiện Thỗ Nhĩ Kỳ đã đưa vào trang bị 2 hệ thống tên lửa đất đối không thuộc dòng HISAR: HISAR O+ và HISAR A+ tầm trung.

Hệ thống HISAR-O+ có khả năng phòng thủ 360 độ và có thể tấn công đồng thời tối thiểu chín mục tiêu riêng biệt. Thổ Nhĩ Kỳ không tiết lộ đặc điểm chính xác của HISAR-O+, chỉ có thông tin rằng chúng tốt hơn so với tổ hợp HISAR-O, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 25 km và độ cao 15-20 km. Nước này có kế hoạch năm 2022 giới thiệu những phát triển mới trong khuôn khổ các dự án chế tạo hệ thống tên lửa phòng không HISAR-U và SİPER.

 

HISAR-U (tiếng Thổ là Uzun Menzilli Hava Savunma Füze Sistemi) là một hệ thống SAM tầm cao đang được phát triển tại Cơ sở Hạ tầng Phát triển Công nghệ Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được lắp trên xe tải 8x8 MAN Türkiye và có tầm bắn tối thiểu 30 km, tối đa - trên 100 km.

SIPER là một tên lửa SAM tầm xa hơn 150 km cũng đang được phát triển tại Cơ sở Hạ tầng Phát triển Công nghệ Quốc gia. HISAR-U có tầm bắn 100 km sẽ đi vào hoạt động trước SIPER, vào năm 2023. Còn HISAR-RF được cho là một tên lửa mới đang được phát triển. Theo một nguồn tin, HISAR-RF là biến thể tìm kiếm và tiêu diệt radar của HISAR-O, được thử nghiệm lần đầu vào tháng 8/2020.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm