Quốc tế

Tổng thống Pháp: Không loại trừ khả năng phương Tây điều quân đến Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết việc gửi quân phương Tây tới Ukraine sẽ là một khả năng khi xung đột kéo dài sang năm thứ 3.

Đan Mạch tặng tiêm kích F-16 đầu tiên cho Ukraine vào mùa hè / Forbes: Không xe tăng NATO nào an toàn trước UAV Nga ở Ukraine

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 26/2 cho biết, không loại trừ khả năng phương Tây sẽ phải đưa quân đến Ukraine trong tương lai. Ông Macron đưa ra nhận định tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu ở Paris, trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine bước sang năm thứ 3.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Nhà lãnh đạo Pháp cho biết “chúng tôi sẽ làm mọi thứ cần thiết để Nga không thể thắng trong cuộc chiến”.

“Hiện chưa có sự đồng thuận chính thức nào về việc gửi quân đội đến thực địa. Nhưng xét về động lực thì không thể loại trừ điều gì”, ông Macron nói.

Tổng thống Pháp từ chối tiết lộ quốc gia nào đang cân nhắc gửi quân, với mong muốn duy trì “sự mơ hồ chiến lược”.

Cuộc họp có sự tham gia của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, cũng như các nhà lãnh đạo từ các quốc gia vùng Baltic. Đại diện Mỹ là nhà ngoại giao James O’Brien, trong khi đại diện Vương quốc Anh là Ngoại trưởng David Cameron.

Tổng thống Ba Lan hy vọng rằng “trong tương lai gần nhất, chúng ta sẽ có thể cùng nhau chuẩn bị những lô đạn dược đáng kể cho Ukraine. Điều này hiện là quan trọng nhất. Đây là điều Ukraine thực sự cần”.

 

Những người tham gia cuộc họp cho biết, một số nước châu Âu, bao gồm cả Pháp, bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến do Cộng hòa Séc đưa ra về việc mua đạn dược và đạn pháo bên ngoài EU.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte quyết định cung cấp hơn 100 triệu euro cho mục đích đó.

Ngoài ra, một liên minh mới sẽ được thành lập để tiếp tục “huy động” các quốc gia có khả năng cung cấp tên lửa tầm trung và tầm xa, theo ông Macron.

Các quốc gia châu Âu lo lắng rằng Mỹ sẽ ngừng hỗ trợ Ukraine vì chương trình viện trợ đang bị vướng ở Quốc hội. Họ cũng lo ngại rằng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể trở lại Nhà Trắng và thay đổi đường lối chính sách của Mỹ đối với lục địa này.

Cuộc họp Paris diễn ra sau khi Pháp, Đức và Anh gần đây ký thỏa thuận song phương 10 năm với Ukraine, nhằm gửi tín hiệu mạnh mẽ về sự ủng hộ lâu dài khi Kiev nỗ lực củng cố sự hỗ trợ của phương Tây.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm