Quốc tế

Top 3 xe tăng tốt nhất của Liên Xô trong Thế chiến 2

Gần như bất khả chiến bại trước các loại vũ khí của Đức, những chiếc xe tăng này gieo rắc nỗi sợ cho kẻ thù của Liên Xô trong Thế chiến 2.

Thêm tín hiệu xấu đối với triển vọng "tái ngũ" của tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov / Mỹ loại biên 24 "lực sĩ bay" C-130H, cơ hội cực tốt mua lại chúng

T-34-76 (Т-34-85)

“Chúng tôi khiếp sợ chiếc T-34 với hình dáng đặc trưng, có lớp giáp tốt và được trang bị súng 76,2mm. Tất cả các xe tăng của Đức đều sợ nó cho đến khi kết thúc chiến tranh”, lính tăng hàng đầu của Đức Otto Carius viết trong cuốn hồi ký “Tigers in the Mud” (tạm dịch là “Những con hổ trong bùn”).

top 3 xe tang tot nhat cua lien xo trong the chien 2 hinh 1
Ảnh: Getty

Những chiếc xe tăng Liên Xô quả thực trở thành cơn ác mộng đối với lính Đức ở giai đoạn đầu quân Đức xâm lược Liên Xô. Cả những chiếc xe tăng chủ lực của Đức cũng như súng chống tăng chính – Pak 36 cỡ nòng 36mm – không thể làm gì để chống lại chiếc xe tăng tốt nhất trong Thế chiến 2.

T-34 có thể dễ dàng đánh trúng xe tăng kẻ thù ở khoảng cách 1,5 kmtrong khi các đối thủ của nó phải đi vào phạm vi sát thương 500m hoặc gần hơn để có thể xuyên thủng lớp giáp 45mm của nó. Vũ khí hiệu quả nhất để đánh bại T-34 là súng chống máy bay 88mm, vốn chỉ được trang bị cho các đơn vị bộ binh Đức.

Mức tiêu thụ nhiên liệu của T-34 hiệu quả gần gấp 2 lần so với đối thủ chính Panzer IV. Nó có thể di chuyển tới 305km khi nạp đầy nhiên liệu, trong khi xe tăng Đức chỉ di chuyển được 200km.

Dù có tốc độ khá nhanh, lớp giáp tốt và vũ khí hiệu quả cao, nhưng T-34 vẫn có một số nhược điểm.

Vấn đề chính là tháp pháo nhỏ có thể chứa chỉ 2 lính tăng – 1 chỉ huy và 1 người nạp đạn. Điều này làm giảm hiệu quả của T-34 trên chiến trường.

 

Mùa xuân 1942, xe tăng Đức được trang bị súng chống tăng Pak 40 75mm và loại vũ khí này rất hiệu quả khi đối phó với xe tăng Liên Xô. Mọi chuyện trở nên tệ hơn đối với T-34-76 khi mà Tigers và Panther được triển khai ra chiến trường giai đoạn 1942-1943.

Liên Xô tất nhiên cũng chẳng “ngồi yên”. Năm 1944, phiên bản T-34 sửa đổi với súng cỡ nòng 85mm chính thức được đưa vào sử dụng. Tháp pháo của phiên bản mới rộng hơn và có thể bổ sung thêm một pháo thủ.

T-34-85 chiến đấu hiệu quả hơn so với phiên bản tiền nhiệm. Chiếc xe tăng có tốc độ nhanh hơn, linh động hơn của Liên Xô có thể hạ được những đối thủ mạnh mẽ hơn nhưng lại vụng về hơn của Đức - Tiger

KV-1

Đức gọi chiếc xe tăng hạng nặng này của Liên Xô là “quái vật” hay “bóng ma”. Mùa hè năm 1941, KV-1 cũng gây khiếp đảm cho lính Đức quốc xã tương tự như những gì T-34 đã từng làm. Dù có tốc độ thấp hơn so với T-34 (34km/h so với 53km/h), nhưng KV-1 lại có lớp giáp bảo vệ tốt hơn (75mm so với 45mm).

 

top 3 xe tang tot nhat cua lien xo trong the chien 2 hinh 2
Ảnh: Getty

Trong khi xe tăng Đức và súng chống tăng Đức có vẻ như “vô dụng” trước những chiếc xe tăng hạng nặng Liên Xô, thì chỉ có súng chống máy bay 88mm chứng tỏ được khả năng đối phó với KV-1.

Trong một chiến dịch tháng 6/1941 gần thành phố Raseiniai của Litva, KV-1 đã chứng minh rằng nó thực sự là một “pháo đài không thể hủy diệt” như những gì một số lính Đức đã mô tả. Một chiếc xe tăng Liên Xô như vậy chỉ đứng ở giữa đường ở hậu phương kẻ thù, là có thể gây cản trở cho việc di chuyển của cả một sư đoàn Đức.

Mọi nỗ lực nhằm “hạ” chiếc xe tăng Liên Xô với súng chống tăng 50mm và thậm chí là lựu pháo 105mm đều thất bại.

Dù vậy, chiếc KV “anh hùng” vẫn còn một số nhược điểm. Vấn đề lớn nhất là nó thiếu độ tin cậy kỹ thuật. Thông thường những chiếc xe tăng này gặp trục trặc trước khi ra tiền tuyến và thường bị các lính tăng bỏ lại.

Khi KV với súng 76mm trở nên lỗi thời, chúng phải “nhường đường” cho các xe tăng hạng nặng thế hệ mới – Joseph Stalin, hay còn gọi là IS.

 

IS-2

Không giống như những chiếc T-34, xe tăng hạng nặng IS-2 không cần phải tập hợp thành đội hình để chiến đấu với xe tăng Tiger và Panther của Đức. Với lớp giáp 100mm và được trang bị súng 122mm, IS-2 ngang sức với “những con mèo rừng”.

top 3 xe tang tot nhat cua lien xo trong the chien 2 hinh 3
Ảnh: Getty

Mặc dù súng D25-T của IS-2 mạnh hơn so với KwK43 88mm của Tiger, nhưng nó cần tới 20 giây để tái nạp đạn. Trong khi đó, xe tăng hạng nặng của Đức chỉ cần 10 giây, và do đó, Tiger có thêm thời gian để khai hỏa một cách chính xác. Tuy vậy, những chiếc xe tăng Liên Xô lại có lợi thế khi ở khoảng cách lên tới 1,5km.

“Chiếc xe tăng Joseph Stalin mà chúng tôi đối mặt năm 1944 ít nhất là ngang sức với Tiger. Nó đặc biệt tốt hơn về mặt hình dáng (như T-34)”, lính tăng hàng đầu của Đức Otto Carius viết trong cuốn hồi ký “Tigers in the Mud”. Kết quả đối đầu giữa IS và Tiger thường dựa vào kỹ năng của lính tăng mỗi bên.

Tuy nhiên, đối phó với Tiger không phải là nhiệm vụ hàng đầu của IS-2, bởi chiếc xe tăng “đột phá” này được sử dụng trong các cuộc tấn công nhằm vào các thành phố châu Âu, vốn được phát xít Đức biến thành những “pháo đài không thể công phá”.

 

IS-2 có thể di chuyển nhanh chóng trên các con phố hẹp ở thành phố của Ba Lan, Hungarry và Đức, giống như chiếc xe ủi đập tan các công sự, chướng ngại vật của kẻ thù trên đường đi. Khi tới được quảng trường trung tâm, các nhóm tấn công với súng máy, súng bắn tỉa, súng phun lửa nhảy ra khỏi xe tăng và chiếm các chốt phòng vệ.

Đây cũng chính là cách những chiếc xe tăng mạnh mẽ nhất của Liên Xô thời điểm đó đã tấn công Berlin và là lực lượng đầu tiên của Hồng quân khai hỏa vào tòa nhà quốc hội Đức Reichstag.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm