Trung Quốc bán tiêm kích JF-17 Thunder cho Myanmar với giá rẻ không tưởng
Myanmar là quốc gia đầu tiên mua chiến đấu cơ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phát triển. Hiện nước này đã đặt mua 16 JF-17 Thunder trị giá khoảng 250 triệu USD và bắt đầu nhận chúng vào biên chế.
Ấn Độ đòi tiêm kích Rafale nhất định phải có thứ này để đánh bại Su-35 Nga / Choáng: Tiêm kích F-16 Mỹ phóng sát đất cực nhanh, "đánh chặn" ô tô của nghi phạm
Myanmar ký hợp đồng đặt mua 16 chiếc JF-17 Thunder của Trung Quốc từ năm 2015.
Điều bất ngờ là thay vì phải trả 25 triệu USD/chiếc thì Myanmar lại chỉ phải trả 16 triệu USD/chiếc. Với giá này, chiến đấu cơ JF-17 chỉ nhỉnh hơn 1/2 giá của xe tăng Pháp, một cái giá không thể rẻ hơn cho một chiến đấu cơ mới sản xuất.
Như vậy tổng giá trị hợp đồng cho 16 chiến đấu cơ này chỉ rơi vào khoảng hơn 250 triệu USD. Số tiền này chỉ đủ mua 3 chiếc F-16 Block 70/72 hoặc 3 chiếc Su-30SM.
Giới quan sát nhận định có thể nhằm kích cầu cho dòng máy bay này, Trung Quốc đã đồng ý với mức giá không thể rẻ hơn nhằm quảng bá hình ảnh của JF-17 trên thị trường xuất khẩu.
Tuy được quảng bá với nhiều tính năng vượt trội và có giá bán rẻ đến bất ngờ, nhưng cho tới nay vẫn ngoài Pakistan là nước cùng phát triển thì Myanmar là quốc gia duy nhất đặt mua chiến đấu cơ này.
Dù Bắc Kinh nhiều lần đánh tiếng cho rằng có hàng chục khách hàng tỏ ý quan tâm và chuẩn bị mua JF-17, tuy vậy cho đến nay vẫn chưa lộ diện khách hàng mới.
Joint Fighter-17 (JF-17) Thunder cũng còn được gọi với tên Fighter China-1 (FC-1) Kiêu Long ở Trung Quốc, là một máy bay tiêm kích đa năng một chỗ ngồi, được phát triển bởi Trung Quốc và Pakistan trên nền tảng của tiêm kích J-7 (MiG-21 của Liên Xô).
Máy bay có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/2003, được giới thiệu ra mắt vào tháng 3/2017.
JF-17 sử dụng động cơ RD-93 do Nga sản xuất, Trung Quốc cũng nghiên cứu và sản xuất động cơ WS-13, tuy nhiên nó bị đánh giá là thiếu tính ổn định.
Về hệ thống vũ khí thì JF-17 được trang bị 7 giá treo vũ khí có thể mang theo tối đa 3,4 tấn vũ khí bao gồm các loại tên lửa không đối không và đối hạm.
Các loại tên lửa được trang bị bao gồm PL-5, PL-9C, PL-12 và AIM-9, tên lửa chống hạm C-802A do Trung Quốc chế tạo và một số loại bom các loại.
Bên cạnh đó nó còn được trang bị một pháo tự động nòng đôi GSh-23-2 23mm hoặc một pháo nòng đôi GSh-30-2 30mm.
JF-17 được trang bị radar có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt đồng thời 2 mục tiêu.
Tầm phát hiện mục tiêu phía trước máy bay là trên 75km và phía sau là 35km, phát hiện mục tiêu trên biển cách 135km.
Pakistan dự tính sẽ mua 110 chiếc máy bay này, trong đó phía Trung Quốc sẽ bàn giao 50 chiếc, còn lại chúng sẽ được sản xuất trong nước và chúng sẽ tiến hành được nâng cấp lên chuẩn Block II.
Được biết, phiên bản chiến đấu cơ JF-17 mà Myanmar đặt mua của Trung Quốc được gọi là JF-17 Block II.
Phiên bản này được ra đời từ năm 2013, bắt đầu được thử nghiệm từ năm 2015.
So với Block I, phiên bản Block II có thêm khả năng tiếp liệu trên không, kiểu dáng khí động học được cải thiện, hệ thống tác chiến điện tử được tăng cường.
Hiện Bắc Kinh và Pakistan đều ra sức PR cho dòng chiến đấu cơ này nhằm hy vọng chúng sẽ được chú ý hơn trên thị trường xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Với đơn giá hiện tại khoảng 25 triệu USD, tức rẻ hơn cả xe tăng AMX 56 của Pháp có giá 27,5 triệu USD, chiến đấu cơ JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan phát triển đang được đánh giá là dòng chiến đấu cơ mới rẻ nhất thế giới.