Trung Quốc "bạo tay" đem tiêm kích-bom mới nhất sang Nga thi đấu
Không quân Trung Quốc đã triển khai nhiều loại máy bay bao gồm tiêm kích - bom thế hệ mới nhất JH-7A II sang Nga tham dự cuộc thi phi công Aviadarts - Hội thao quân sự Army Games 2019.
Tàu sân bay Type 002 Trung Quốc mang số tiêm kích hạm nhiều gấp rưỡi Đô đốc Kuznetsov của Nga / Tiêm kích F-35I Israel hết đường lẩn tránh khi Iran nhận radar chống tàng hình cực mạnh
Đáng chú ý, theo giới chuyên gia Trung Quốc, đây là lần đầu tiên cái tên JH-7A II được xác nhận "tồn tại". Trước đó, hầu như người ta chỉ biết rằng dòng máy bay tiêm kích - bom hiện đại nhất Trung Quốc JH-7 chỉ có hai phiên bản JH-7 và JH-7A. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo chuyên gia quân sự Wi Dongxu, thiết kế khí động học của tiêm kích JH-7A II so với JH-7A không khác biệt nhiều nên rất khó nhận diện hai loại. Tuy nhiên, các hệ thống bên trong gồm radar, điện tử hàng không của JH-7A II có lẽ đã được nâng cấp tăng cường hiệu suất bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, vị này lưu ý rằng, JH-7A II sẽ mang được nhiều vũ khí hơn so với thế hệ trước đó, cũng như khả năng tấn công chính xác được cải thiện. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nhiều nhà quan sát khẳng định việc Trung Quốc dám đưa tiêm kích - bom mới nhất sang Nga thi đấu quân sự cho thấy chiếc máy bay đã sẵn sàng cho nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh: Airliners.net
Sự ra mắt của JH-7A II cũng phá tan hoàn toàn nhiều tin đồn trước đó cho rằng Không quân Trung Quốc có thể cho nghỉ hưu JH-7 và thay thế bằng máy bay tiêm kích đa năng J-16 "sao chép Su-30MKK". Nguồn ảnh: Airliners.net
JH-7 hay còn được gọi là FBC-1 Flying Leopard (báo bay) là tiêm kích - bom hai động cơ, hai chỗ ngồi được Tổng Công ty công nghiệp máy bay Tây An (XAC) và Viện nghiên cứu thiết kế hàng không 603 phát triển từ cuối những năm 1980 cho Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có một điều đặc biệt JH-7 được xem là máy bay chiến đấu đầu tiên mà Trung Quốc tự phát triển từ khâu thiết kế tới sản xuất mà không “sao chép hình dạng hay thiết kế” bất kỳ nước nào. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cận cảnh buồng lái của tiêm kích - bom JH-7A với bảng điều khiển khá hiện đại gồm các màn hình LCD màu đa năng. JH-7A trang bị radar JL-10A có tầm trinh sát tối đa 104km, có khả năng chỉ thị mục tiêu cho bom thông minh và tên lửa hành trình chống tàu. Thế hệ JH-7 đời đầu chỉ có radar Type 243 phát hiện mục tiêu tiêm kích cách 75km. Nguồn ảnh: China Military Aviation
Tải trọng vũ khí của JH-7 lên tới 9 tấn cùng 9 điểm treo cánh và thân, và một khẩu 23mm 2 nòng trong thân. JH-7 có khả năng trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn PL-5/8/9; tên lửa chống hạm YJ-83 tầm 180-200km, KD-88 tầm bắn 180km; tên lửa đối đất C-704 tầm bắn 35km; tên lửa chống radar YJ-91…. Nguồn ảnh: Sina
JH-7 trang bị cặp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy WS-9 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.808km/h, bán kính chiến đấu 900km, tầm bay cực đại 3.700km, trần bay 16.000m. Nguồn ảnh: Airliners.net
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời chuyên gia Liu Xuanzun, JH-7A II là máy bay tiêm kích - bom hiện đại nhất được tăng cường hiệu suất bay và hỏa lực so với phiên bản trước JH-7A. Hình ảnh về JH-7A II được cho là đã xuất hiện trong các đoạn video khai mạc cuộc thi phi công quân sự Aviadarts vừa mới khởi tranh vài ngày trước. Nguồn ảnh: China Military