Quốc tế

Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Để thúc đẩy tăng trưởng và phần nào hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC đã cắt giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Học giả Mỹ gợi ý 6 ưu tiên để các nước Đông Nam Á đạt được phát triển bền vững / Danh sách hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2024

Đồng Nhân dân tệ. (Ảnh: Bloomberg)

TạiTrung Quốc, các đợt bán ra mạnh gần đây đã đẩy chỉ số CSI 300 của thị trường chứng khoán đại lục giảm xuống mức thấp nhất 5 năm. Theo thông tin mà Bloomberg, các nhà hoạch định chính sách dự kiến huy động khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 278 tỷ USD để hỗ trợ thị trường đại lục.

Trong lúc chờ đợi, để thúc đẩy tăng trưởng và phần nào hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC hôm qua đã cắt giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Đây được coi là một động thái nới lỏng chính sách tiền tệ mạnh tay nhất 2 năm qua.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, các nhà lãnh đạo của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC thông báo kế hoạch cắt giảm 50 điểm cơ bản đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại kể từ ngày 5/2 tới. Theo ước tính, biện pháp này sẽ bơm 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ (139,8 tỷ USD) vốn dài hạn ra thị trường.

Đây là đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đầu tiên trong năm nay, sau hai lần cắt giảm vào năm ngoái, cũng là đợt cắt giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2021.

Ông Xuan Changneng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa đầu năm 2024. PBOC sẽ hướng dẫn các tổ chức tài chính thực hiện đúng kế hoạch để đáp ứng được nhu cầu tín dụng và hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế".

 

Cùng với việc nới lỏng kênh tín dụng, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBOC cũng sẽ tích cực sử dụng các công cụ tiền tệ để hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế trọng điểm.

Ông Phan Công Thắng - Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - khẳng định: "Chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ tài chính cho các lĩnh vực chiến lược và quan trọng cũng như các khu vực dễ bị tổn thương. Chúng tôi sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để thực hiện các mục tiêu quan trọng về tài chính công nghệ, tài chính xanh, tài chính toàn diện, tài chính hưu trí và tài chính kỹ thuật số".

PBOC cũng cho biết rằng, Trung Quốc vẫn còn dư địa để nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa. Các động thái mạnh mẽ này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy cả hai lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng, giúp Trung Quốc tiếp tục duy trì đà phục hồi kinh tế hậu COVID-19.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm