Quốc tế

Trung Quốc đối mặt làn sóng thoái vốn lớn

Trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ, Trung Quốc được dự báo sẽ đối mặt với xu hướng khối ngoại rút vốn khỏi thị trường này.

Ukraine kêu gọi ngừng bắn để sơ tán dân thường khỏi nhà máy thép Azovstal / Nóng: Ukraine tuyên bố giành quyền kiểm soát một số khu định cư gần Kherson

FED đẩy mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ gây áp lực lớn lên các thị trường mới nổi, kích thích xu hướng thoái vốn về Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Việc FED nâng lãi suất thường có tác động lan tỏa đến dòng vốn xuyên biên giới, do vậy trong ngắn hạn, đồng Nhân dân tệ có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá so với đồng USD, dẫn đến xu hướng khối ngoại rút vốn khỏi thị trường này. Trên thực tế trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua, dòng vốn đầu tư rời khỏi Trung Quốc đã tăng mạnh, đạt mức cao kỷ lục.

Nhiều chuyên gia tin rằng, xu hướng này sẽ không quá nghiêm trọng, bởi Trung Quốc có một nền kinh tế nội địa rộng lớn, các nền tảng cơ bản tương đối tốt, dự trữ ngoại hối lớn và thặng dư thương mại ổn định. Điều này sẽ giúp tạo ra một vùng đệm hạn chế tác động từ việc FED nâng lãi suất.

Trung Quốc đối mặt làn sóng thoái vốn lớn - Ảnh 1.

Bên ngoài một điểm thu đổi ngoại tệ ở Hong Kong. (Ảnh: AP)

"Hiện nay, tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc tương đối thấp và lãi suất thực tế vẫn cao hơn so với nước ngoài. Do vậy, sau một số đợt điều chỉnh ngắn hạn, dòng vốn xuyên biên giới sẽ tiếp tục đổ vào Trung Quốc để mua các tài sản bằng đồng Nhân dân tệ. Dù có những biến động ngắn hạn trên thị trường, xu hướng tích cực trong đầu tư trung và dài hạn sẽ không thay đổi", ông Wang Youxin, chuyên gia cấp cao, Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc, nhận xét.

Tuy nhiên, những bất ổn kinh tế từ dịch COVID-19, rủi ro địa chính trị, có thể làm phức tạp thêm những thách thức đối với thị trường vốn Trung Quốc và đè nặng lên đồng Nhân dân tệ. Điều này đòi hỏi Bắc Kinh cần đưa ra những chính sách để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

"Chính sách tiền tệ của Trung Quốc cần được đặt ở vị trí trọng tâm, triển khai thận trọng, tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế thực, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Cần kiểm soát đúng mức cường độ và nhịp độ của các chính sách, đồng thời đảm bảo tính phù hợp và linh hoạt", ông Xu Hongcai, Phó giám đốc Ủy ban Chính sách Kinh tế, Hiệp hội Khoa học Chính sách Trung Quốc, đánh giá.

Các chuyên gia nhận định, chìa khóa để đảm bảo dòng vốn đầu tư tại Trung Quốc trong thời gian tới vẫn sẽ là sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Nếu nền kinh tế suy yếu, ảnh hưởng từ việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ càng lớn, thúc đẩy làn sóng thoái vốn. Ngược lại, nếu kinh tế duy trì được mức tăng trưởng ổn định, rủi ro dòng vốn rời khỏi Trung Quốc sẽ giảm bớt đáng kể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm