Quốc tế

Trung Quốc thất bại trong việc cố gắng sao chép Su-34?

DNVN - Cách đây vài năm trên các trang mạng quân sự Trung Quốc đã xuất hiện hình ảnh của một chiếc máy bay chiến đấu lạ có bề ngoài trông rất giống Su-34.

"Rồng lửa" S-125 Liên Xô vừa bắn hạ "niềm tự hào" Trung Quốc sản xuất / Lộ diện mục đích thực sự của Nga khi tạo ra bản nâng cấp Su-30SM1

Theo quan sát bên ngoài, chiếc phi cơ này có mũi hơi dẹt, khoang lái cũng có hai chỗ ngồi song song khá giống Su-34, nhưng cặp cánh mũi phía trước lại lớn và rộng hơn rất nhiều.

Loại chiến đấu cơ này được Trung Quốc gọi bằng cái tên "Đại bàng sắt", ngoài thông tin trên thì chưa có bất cứ tiết lộ nào khác liên quan tới mã định danh hay tính năng kỹ chiến thuật của chiếc tiêm kích bí ẩn.

Đồ họa về chiếc máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Đồ họa về chiếc máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Có nhận xét cho rằng đây là nguyên mẫu sao chép Su-34 của Trung Quốc, mục đích chính là để thay thế số JH-7 Flying Leopard đã lạc hậu. Việc Trung Quốc cho công khai hình ảnh máy bay mới khi đó đã tạo ra một cú sốc lớn, vì Nga chưa từng bán Su-34 cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Nhưng lại có ý kiến khác dự đoán đây không phải sản phẩm copy Su-34 mà chỉ đơn giản là một thiết kế dựa trên Su-27KUB (mà sau này nhận tên định danh Su-33UB) dùng để đào tạo phi công lái tiêm kích hạm Su-33.

Nếu đúng như phỏng đoán này thì Trung Quốc sẽ triển khai loại máy bay mới như một lớp học trên trời dành cho phi công lái J-15 của Không quân Hải quân nước này.

Hình ảnh thực tế về chiếc tiêm kích "lạ" của Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Hình ảnh thực tế về chiếc tiêm kích "lạ" của Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

 

Tuy nhiên sau hơn 4 năm, vẫn không có thêm bất cứ thông tin hay hình ảnh rò rỉ nào khác về chiến chiến đấu cơ đó, điều này khác hẳn với truyền thống phô trương của Trung Quốc, vậy phải chăng dự án trên đã bị lặng lẽ hủy bỏ?

Nhận xét là hoàn toàn có cơ sở vì các mẫu tiêm kích thuộc họ Flanker mà Trung Quốc sản xuất không giấy phép đều bắt nguồn từ một nguyên mẫu nào đó mà họ sở hữu được.

Cụ thể, đối với J-11 và J-16 thì Trung Quốc dựa trên Su-27SK và Su-30MKK/MK2 mua của Nga, trong khi J-15 Flying Shark lại căn cứ vào mẫu thử T-10K - tiền thân của Su-33 được Ukraine bán thanh lý.

Còn trường hợp của dòng tiêm kích "lạ", Trung Quốc chưa có trong tay bất cứ một bản thiết kế hay sản phẩm hoàn thiện nào của Su-34 hay Su-33UB để họ tiến hành "thiết kế ngược", chính vì vậy mà khả năng rất cao là sau quá trình mày mò thì các kỹ sư hàng không giỏi nhất cũng phải bó tay.

 

Tiêm kích hạm J-15S - phiên bản 2 chỗ ngồi của "cá mập bay" J-15. Ảnh: China Defence.

Tiêm kích hạm J-15S - phiên bản 2 chỗ ngồi của "cá mập bay" J-15. Ảnh: China Defence.

Cần nhớ lại rằng vào đầu năm 2017, phiên bản 2 chỗ ngồi của J-15 mang tên gọi J-15S cũng đã bị hủy bỏ vì máy bay quá nặng, không đảm bảo cất cánh thành công từ tàu sân bay sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu.

Việc thiết kế một chiếc máy bay mới dựa trên nền tảng có sẵn vẫn tiềm ẩn cực nhiều khó khăn, cho nên sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu thực sự chương trình "sao chép Su-34" của Trung Quốc đã thất bại trong yên lặng.

 

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm