Trung, Triều lo ngại khi Mỹ duyệt bán tên lửa sát thủ cho Nhật Bản
Chính phủ Mỹ vừa phê duyệt hợp đồng bán cho Nhật Bản 73 tên lửa phòng không dùng để đánh chặn các tên lửa đạn đạo với tổng giá trị thương vụ lên đến 3,3 tỷ USD.
Vì sao Việt Nam nên lựa chọn tên lửa LORA Israel thay vì Iskander-E Nga? / Tên lửa Sirkon của Nga có thể tiêu diệt các trung tâm chỉ huy tên lửa của Mỹ trong 5 phút
Mẫu tên lửa này có thể phóng từ hệ thống Aegis trên tàu chiến. Có trong tay loại tên lửa này, năng lực phòng vệ của Nhật Bản sẽ nâng lên tầm cao mới trước các loại tên lửa đạn đạo của đối phương.
Được biết loại tên lửa đánh chặn Mỹ bán cho Nhật Bản chính là SM-3 Block IIA, đây là phiên bản mới nhất của Mỹ đang triển khai trên các chiến hạm.
SM-3, tên hiệu là RIM-161A, được Mỹ và Nhật Bản phối hợp phát triển.
Mẫu Block IIA có khả năng đánh chặn tên lửa tầm ngắn đến tầm trung. Vận tốc bay lớn của SM-3 Block IIA cũng cho tên lửa này cơ hội đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
Theo các chuyên gia quân sự, quả đạn của SM-3 Block IIA trong cuộc thử nghiệm mới nhất đã lao vào mục tiêu và hủy diệt nó bằng sức công phá tương đương một xe tải 10 tấn đang di chuyển với tốc độ gần 1.000 km/h.
Được biết tên lửa SM-3 Block IIA đã trải qua 4 cuộc thử nghiệm trong ba năm qua. Vụ thử đầu tiên diễn ra thành công vào tháng 2-2017, khi tàu USS John Paul Jones khai hỏa tên lửa SM-3 bắn hạ một tên lửa đạn đạo.
Tên lửa SM-3 Block IIA nằm trong hệ thống Phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis, có thể phóng từ tàu chiến trang bị hệ thống Aegis hoặc các điểm đánh chặn trên đất liền.
Tính đến nay, Mỹ đã chi 2,3 tỉ USD cho dự án chung này, còn Nhật bỏ ra 1 tỉ USD để phát triển hệ thống này.
Tập đoàn công nghệ quốc phòng Mỹ Raytheon được ký hợp đồng sản xuất các quả đạn SM-3 Block IIA, trong khi Công ty công nghiệp hạng nặng Mitsubishi (Nhật) chịu trách nhiệm sản xuất động cơ cho tầng 2 và 3 cũng như chóp hình nón của đầu tên lửa.
SM-3 Block IIA được phát triển từ phiên bản SM-3 IB mà Raytheon đã chế tạo cho hải quân Mỹ trước đây.
“Tên lửa SM-3 Block IIA là phiên bản lớn hơn của SM-3 Block IB về khía cạnh động cơ đẩy và đầu đạn động năng, giúp gia tăng thời gian hoạt động cũng như sức mạnh công phá”, chuyên trang Scout Warrior dẫn lời phát ngôn viên MDA Christopher Szkrybalo cho hay.
Đầu đạn động năng của tên lửa có thể phóng đi với tốc độ cực lớn, vì vậy chúng không mang chất nổ mà dựa vào lực tác động khi va chạm để phá hủy mục tiêu.
Ngoài ra, theo các chuyên gia của Raytheon, SM-3 Block IIA có khả năng bao phủ khu vực lớn hơn và phát hiện mục tiêu từ khoảng cách xa hơn so với SM-3 Block IB.
Sau khi được chính thức triển khai từ năm 2018, tên lửa này sẽ là thành tố chủ chốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (ABMD), phóng từ tàu chiến hoặc các đơn vị Aegis lắp đặt trên bờ.
Việc Mỹ duyệt bán số lượng lớn tên lửa đánh chặn tối tân diễn ra giữa lúc Triều Tiên đang gia tăng mạnh mẽ sức mạnh tên lửa quốc gia.
Trong hơn hai năm qua, Bình Nhưỡng chứng tỏ đã phát triển thành công nhiều tên lửa tầm xa và tầm trung, đủ khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân đe dọa Mỹ và các đồng minh.
Trong tháng 8, Triều Tiên tiến hành 7 vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Ít nhất một tên lửa thử nghiệm có tầm bắn đủ khả năng vươn tới Nhật Bản
Mặt khác Nhật Bản sở hữu tên lửa đánh chặn tối tân cũng tạo ra những lo ngại cho Trung Quốc khi họ mất dần lợi thế tấn công phủ đầu trong trường hợp diễn ra xung đột.
Nhật Bản là một trong số ít quốc gia tại Châu Á có tiềm lực quân sự cực mạnh.
Ngoài việc phát triển vũ khí trong nước, họ cũng tích cực sở hữu các vũ khí đỉnh cao của Mỹ nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng phòng vệ của mình.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Theo AFP, Nhật Bản sẽ mua 73 tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA của nhà sản xuất quốc phòng Raytheon. Đây được coi là một trong số những tên lửa đánh chặn tối tân nhất hiện nay.