Đâu là loại tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới?
Dưới đây là những tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới do trang Airforce-technology.com bình chọn.
Việt Nam tích hợp thành công tên lửa Liên Xô cho tiêm kích Trung Quốc / Gepard 3.9 nâng cấp có thể mang tới... 24 tên lửa diệt hạm
IRIS-T: Đây là một tên lửa không đối không tầm ngắn thế hệ mới do tập đoàn Diehl có trụ sở ở Đức hợp tác với một số công ty đến từ Hy Lạp, Italy, Canada, Na Uy và Tây Ban Nha phát triển nhằm thay thế tên lửa không đối không AIM-9L Sidewinder. IRIS-T có thể phá hủy các mục tiêu với đầu đạn nổ có độ phân mảnh cực cao. Loạt tên lửa IRIS-T đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Đức vào tháng 12/2005.
MICA: Là hệ thống tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn (BVR), MICA do Pháp phát triển có 2 biến thể là MICA (EM) RF sử dụng bộ phận radar chủ động và MICA IR trang bị đầu dò ảnh nhiệt sóng kép bị động Sagem có thể đánh bại các biện pháp chống trả của kẻ thù.
Python-5 từ công ty Hệ thống Quốc phòng tiên tiến Rafael là "thành viên" mới nhất của dòng tên lửa Python và là 1 trong những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới. Đây cũng là loại tên lửa không đối không thế hệ thứ 5 được thiết kế để tấn công các mục tiêu tầm rất ngắn và gần ở bên ngoài tầm nhìn. Python-5 có khả năng chống chọi cao trước các đòn tấn công và có thể được triển khai trên một loạt chiến đấu cơ như F-15, F-16, Mirage, Saab Gripen và Su-30MKI.
AIM-120: Được phát triển bởi Raytheon, tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 đã cho thấy khả năng chiến đấu khi thực hiện nhiệm vụ tại Iraq, Bosnia và Kosovo. Được trang bị đầu dẫn radar chủ động có khả năng tự phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu cùng với đầu đạn nổ phá mảnh, AIM-120 là một trong những tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay.
AIM-9X Sidewinder do Raytheon sản xuất là thành viên mới nhất trong "gia đình" tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder. Được coi là một trong những tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất thế giới, AIM-9X có thể dễ dàng tích hợp với một loạt chiến đấu cơ hiện đại F-15, F-16, F/A-18, Sea Harrier A-4, AV-8B, Tornado và trực thăng AH-1.
AIM-132 ASRAAM: Tên lửa không đối không tầm ngắn tiên tiến này (ASRAAM) được MBDA thiết kế phục vụ cho các nhiệm vụ trong tầm nhìn của Không quân Hoàng gia Anh. Loại tên lửa này cũng được lực lượng Không quân Hoàng gia Australia triển khai trên chiến đấu cơ F/A-18 Hornet. Với sự kết hợp hài hòa giữa tính linh hoạt và tầm bắn xa, ASRAAM có khả năng cơ động của một tên lửa tầm ngắn với tầm bắn của một tên lửa tầm trung.
A-Darter là một tên lửa không đối không thế hệ thứ 5 do Denel Dynamics, Mectron, Avibras và Opto Eletrônica phát triển. Tên lửa A-Darter có thể được tích hợp trên các chiến đấu cơ như JAS-39 Gripen, Hawk Mk120, F-5E/F Tiger II và F-5A/B. Tên lửa được trang bị thiết bị tìm kiếm hình ảnh nhiệt 2 màu và hệ thống chống gây nhiễu điện tử đa phương thức (ECCM) phù hợp cho việc tấn công các mục tiêu trong môi trường mà đối phương thực hiện các biện pháp đối phó.
I-Derby ER là tên lửa không đối không có hệ thống radar chủ động tiên tiến và là một biến thể của dòng tên lửa ngoài tầm nhìn Debry. Tên lửa này được công ty quốc phòng Hệ thống Quốc phòng Tiên tiến Rafael của Israel sản xuất và được công bố vào tháng 6/2015. I-Derby ER có thể được tích hợp trên các chiến đấu cơ như F/A-50, F-16, F-5, Mirage-2000, JAS-39 Gripen và máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas. Tên lửa không đối không này cũng có thể được khai hỏa từ hệ thống phòng không tầm trung và tầm ngắn SPYDER để đánh chặn máy bay kẻ thù.
R-77 (RVV-AE) là một tên lửa không đối không tầm trung thuộc hàng tốt nhất thế giới có khả năng tiêu diệt các mục tiêu và chống chịu được trước các biện pháp đối phó từ kẻ thù. R-77 có thể mang đầu đạn nặng 22,5 kg và tầm bắn tối đa là 80 km.
Theo Kiều Anh/VOV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Meteor BVRAAM: Meteor là loại tên lửa không đối không có điều khiển ngoài tầm nhìn (BVRAAM) do MBDA phát triển theo yêu cầu của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Anh. Khả năng đối phó với những mối đe dọa khi chiến đấu trong tương lai và hiện tại khiến nó trở thành một trong những tên lửa không đối không tốt nhất thế giới. Tên lửa Meteor sẽ được tích hợp với các chiến đấu cơ hiện đại như Eurofighter Typhoon, Saab Gripen, Dassault Rafale và F-35.