Việt Nam đã đánh bại tên lửa chống radar AGM-45 Shrike của Mỹ như thế nào?
Gepard 3.9 nâng cấp có thể mang tới... 24 tên lửa diệt hạm / Việt Nam nâng cấp tàu tuần tra cỡ nhỏ bằng cách tích hợp tháp pháo xe tăng?
Năm 1968, Không quân Mỹ bắt đầu trang bị tên lửa AGM-45 Shrike cho các máy bay tiêm kích và cường kích chiến thuật tham gia đánh phá miền Bắc. Shrike loại tên lửa không đối đất lắp đầu tự dẫn, hoạt động theo nguyên tắc tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện từ.
Điều đó có nghĩa là khi radar, ăng ten phát sóng lên không trung, máy thu của Shrike bắt được cánh sóng đó và phi công chỉ cần nhấn nút phóng, quả đạn sẽ theo trục cánh sóng radar tự tìm tới mục tiêu với xác suất chính xác gần như tuyệt đối.
Theo lời Đại tá Nguyễn Lành - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 375 thì:
“Trong thời gian này, tên lửa Shrike của không quân Mỹ đã tác động rất lớn đến tinh thần bộ đội radar, bộ đội tên lửa. Mỗi khi ăng ten vừa phát sóng, lập tức đã thấy Shrike xuất hiện. Có những trận đánh, ta chưa kịp phóng đạn thì đã bị tên lửa của địch phá hủy khí tài, kíp chiến đấu hy sinh hầu như toàn bộ”.
Cường kích A-4 Skyhawk đang phóng tên lửa chống radar AGM-45 Shrike. Ảnh: War History Online.
Để tránh tổn thất, yêu cầu đặt ra là chúng ta phải “gạt Shrike" ra khỏi trục cánh sóng. Đây là điều vô cùng khó khăn vì trên màn hình vô tuyến đài điều khiển tên lửa, tín hiệu thu về của Shrike bé, dễ nhầm với nhiễu hoặc máy bay, cho nên trắc thủ phải thật bình tĩnh, có bản lĩnh vững vàng, tinh thần chiến đấu dũng cảm.
Trên thực tế, bộ đội radar, bộ đội tên lửa Việt Nam đã tổn hao nhiều xương máu mới tìm ra được cách đánh máy bay có mang tên lửa chống radar AGM-45 Shrike.
Theo lời Đại tá Nguyễn Lành: “Trong khi máy bay địch đang bay vào trận địa, tên lửa ta bắn lên, tên lửa địch bắn xuống với tốc độ gần 1.000 m/s cùng chung một trục cánh sóng. Sĩ quan điều khiển phải làm sao vừa diệt được mục tiêu, vừa tránh được Shrike. Nếu gạt sớm thì ta không bắn được máy bay, nếu gạt chậm vài tích tắc thì cả xe điều khiển sẽ bị tên lửa địch thiêu rụi”.
Tên lửa đất đối không SA-2 của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Phương án được đưa ra chính là "Đánh nhanh có chuẩn bị", đánh gấp trong vòng 15 giây. Yếu tố quan trọng nhất là huấn luyện cho trắc thủ thói quen xác định nhanh, bám được mục tiêu là tắt sóng, sau 5 giây mở ra xác định lại khiến địch không thể nào phát hiện được.
Thực tế chiến đấu đã kiểm nghiệm lý thuyết, vào khoảng 3 giờ sáng một ngày giáp Tết năm 1968, toàn kíp nín thở bám sát mục tiêu, đến thời điểm thích hợp, quả đạn tên lửa đã được phóng đi với sự tính toán:
Ta phóng quả đạn đầu tiên trước địch 6 giây rồi phóng tiếp quả đạn thứ hai khi địch phóng quả thứ nhất. Chờ cho quả đạn thứ nhất nổ mới quay ăng ten tắt sóng, đẩy tên lửa của địch ra ngoài.
Khoảng 3 giây sau, 2 tiếng nổ vang lên, tên lửa Shrike đã bị "gạt" sang hướng khác, trong khi trinh sát báo về: Máy bay địch đã bốc cháy, rơi cách trận địa khoảng 30 km.
Tìm ra cách chống lại tên lửa Shrike của địch có nghĩa là vũ khí này hoàn toàn không đáng sợ, chiến công vừa gạt được tên lửa chống radar Shrike khỏi trận địa, vừa bắn rơi máy bay phóng là một chiến công cực kỳ oanh liệt của bộ đội tên lửa Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo