Tu-160M nâng cấp cất cánh với động cơ mới
Nga thử nghiệm siêu máy bay Tu-160M, Mỹ ngay lập tức khoe B-21 Raider / Tu-22M3M mạnh hơn 50% sau khi nhận động cơ của Tu-160M
Máy bay ném bom mang tên lửa hành trình Tu-160M được hiện đại hóa sâu lần đầu tiên bay lên bầu trời với động cơ NK-32-02 thế hệ mới. Chuyến bay diễn ra gần sân bay của Nhà máy Hàng không Kazan được đặt tên theo S.P. Gorbunov.
Điều này đã được Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất - UAC thông báo cáo cho RIA Novosti. Máy bay cất cánh dưới sự dẫn dắt của chỉ huy phi hành đoàn Anri Naskidyants. Chuyến bay diễn ra ở độ cao 6.000 mét và kéo dài trong 2 giờ 20 phút.
Trước đó chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Tu-160M với động cơ cũ diễn ra vào đầu năm 2020 ở độ cao 1.500 mét, kéo dài 34 phút. Tu-160M hiện đại hóa được trang bị thiết bị bay và dẫn đường hiện đại, hệ thống thông tin liên lạc tối tân, tổ hợp điều khiển, đài radar và hệ thống đối phó điện tử tiên tiến.
Chuyển bay của Tu-160M lắp động cơ NK-32-02 đã diễn ra thành công |
NK-32 được tạo ra vào năm 1977 - Động cơ độc đáo kết hợp các nguyên tắc tạo ra lực đẩy của phản lực và tên lửa, giúp máy bay có thể bay trong bầu khí quyển bình thường ở độ cao lên đến 12 km và trên biên giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu - từ 15 đến 20 km. Đồng thời động cơ trở nên nhỏ gọn và rất đáng tin cậy.
Năm 1993, việc sản xuất động cơ này đã bị dừng lại và một số tài liệu kỹ thuật quan trọng bị mất. Có vẻ như đã có sự can thiệp của tình báo phương Tây nhằm hạn chế năng lực của các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 thuộc biên chế Không quân Nga.
Giờ đây, khi nước Nga lại cần một động cơ độc nhất cho máy bay ném bom chiến lược, việc sản xuất NK-32 đã được đưa vào triển khai tại nhà máy PJSC Kuznetsov khi một số tài liệu kỹ thuật đã được phục hồi.
Động cơ phản lực "không đốt sau" NK-32-02 thế hệ mới |
Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của các công nghệ như magiê kích thước lớn và đúc titan định hình, người ta không chỉ có thể "hồi sinh" động cơ từ thời Liên Xô mà còn cải thiện các đặc tính của nó.
Do đó, động cơ NK-32-02 hiện đại hóa tuy vẫn giữ được độ nhỏ gọn và trọng lượng của người tiền nhiệm nhưng lại tiết kiệm hơn 10% nhiên liệu, giúp tăng tầm bay của oanh tạc cơ chiến lược mang tên lửa lên gần 1.000 km.
Hơn nữa động cơ nội địa mới không chỉ dành cho "Thiên nga trắng". Trong tương lai, nó được lên kế hoạch để cài đặt trên oanh tạc cơ PAK DA "Poslanhik" đầy hứa hẹn. Ngoài ra trên cơ sở NK-32-02, các kỹ sư đã lên kế hoạch tạo ra một động cơ cho máy bay vận tải tương lai Slon, nó sẽ thay thế chiếc An-124 Ruslan huyền thoại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo