Quốc tế

Tu-95 'lạc hậu' của Nga 'qua mặt' radar tối tân của Mỹ?

Máy bay ném bom chiến lược cao tuổi Tu-95 Bear của Nga đã áp sát không phận nước Mỹ ở cự ly gần đến mức đáng ngạc nhiên.

Biên đội chiến đấu cơ Nga uy hiếp không phận Mỹ ở mức "chưa từng có" / Khả năng áp chế đặc biệt trên Su-34 mới của Nga

Trang Avia-pro của Nga cho biết, máy bay ném bom chiến lược cánh quạt có tốc độ cận âm Tu-95 của nước này tưởng như rất dễ nhận diện hóa ra lại là mục tiêu quá phức tạp đối với mạng lưới radar cảnh báo sớm của Mỹ.

Bằng chứng được đưa ra đó là là tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-22 Raptor phải nhận lệnh cất cánh để hộ tống máy bay ném bom chiến lược của Không quân Nga tại vị trí rất gần biên giới nước Mỹ, trong khi đáng lẽ cự lyngăn chặn phải xa hơn nhiều.

Theo thông báo chính thức, sáng ngày 11/6, máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga đã tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân giả định nhằm vào lãnh thổ Hoa Kỳ. Khi đó chiếc Tu-95 đang thực hiện hành động tuần tra răn đe gần biên giới Mỹ, đây chính là hành động trả đũa từ Moskva khi oanh tạc cơ B-1B và B-52 của Mỹ gần đây có hành động tương tự sát biên giới Nga.

Tu-95 'lac hau' cua Nga qua mat radar toi tan cua My?
Máy bay ném bom "cổ điển" Tu-95MS của Nga được báo cáo đã áp sát không phận nước Mỹ

Báo chí Nga bình luận rằng điều đáng nói nhất nằm ở chỗ ngay cả những chiếc máy bay ném bom được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước, trong trường hợp hành động bất ngờ, chúng vẫn có thể trở thành mục tiêu không lường trước cho hệ thống radar cảnh giới của Mỹ.

Bằng chứng là Không lực Hoa Kỳ chỉ bắt được tín hiệu khi máy bay ném bom Tu-95 tiến gần đến biên giới của họ, do đó cần phải gửi để tiêm kích lên để ngăn chặn, mức độ khẩn cấp đến mức không phải máy bay thế hệ thứ tư được điều động mà phải là chiến đấu cơ tàng hình F-22 mạnh nhất.

Được biết máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ đã hộ tống oanh tạc cơ Tu-95 của Nga, tuy nhiên phi công lái chiếc Raptor đã không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào, nguyên nhân có thể là do phía Mỹ biết rõ rằng các tiêm kích Nga làm nhiệm vụ hộ tống đang ở gần đó.

Tuy nhiên các chuyên gia không loại trừ hai kịch bản đã xảy ra, đó là hiệu quả thấp của hệ thống phòng không Mỹ và việc ứng dụng một số công nghệ đặc biệt trên máy bay ném bom Nga, giúp chúng che giấu được sự hiện diện trên màn hình radar.

Cần lưu ý tiếp rằng cho tới thời điểm hiện tại, Bộ Quốc phòng Nga và Bộ Tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD) vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức nào liên quan đến thông tin vừa được báo chí Nga đăng tải.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm