Tướng Mỹ: Nga là hình mẫu phát triển phòng thủ
Nga sắp chuyển giao hệ thống S-400 cho Ấn Độ / Nga nâng cấp 'kẻ hủy diệt' cho lực lượng đặc nhiệm
Tuyên bố trên được Đô đốc James Foggo đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn của tạp chí Defense Writers Group từ hồi cuối năm 2019 nhưng đến nay mới được công bố.
"Về tiềm năng quốc phòng, như tôi nói với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, nếu các vị bị hạn chế về nguồn lực nhưng đồng thời muốn bảo vệ bờ biển của nước mình, thì hãy xem người Nga đang làm những gì với sự hỗ trợ của các hệ thống A2/AD và chăm lo để có được những hệ thống tương tự.
Đó là mìn thông minh. Đó là tên lửa hành trình chống hạm. Đó là hệ thống radar ven biển hoạt động phối hợp", Đô đốc Foggo tuyên bố.
Theo tuyên bố này, Nga đã triển khai các hệ thống A2/AD dọc theo biên giới phía đông của mình, bố trí các hệ thống phòng không như S-300 và S-400, tổ hợp tên lửa chống hạm cũng như tên lửa hành trình và đạn đạo ở Kaliningrad ngoài khơi biển Baltic, trên bán đảo Crưm và tại những điểm khác trong Biển Đen.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga đã đề xuất kế hoạch nhanh chóng khôi phục tất cả lá chắn tên lửa trên cả nước. Đề xuất này được đưa ra dựa trên yêu cầu thực tiễn các mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng tăng lên. Nếu kế hoạch này được thực hiện, toàn bộ lãnh thổ Nga sẽ được bảo vệ bởi các hệ thống phòng thủ chống tên lửa.
"Đó là một kế hoạch hợp lý nhằm khôi phục hoạt động của tất cả các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đất nước, bao gồm có các hệ thống phòng thủ trên mặt đất và ngoài không gian vũ trụ. Sau khi hoàn thành Nga sẽ tạo ra một mái vòm bao trùm cả đất nước cho phép chống các tên lửa tiếp cận và xâm nhập", nguồn tin cho biết.
Các hệ thống phòng thủ sẽ được trang bị hệ thống radar, hệ thống cảnh bảo sớm nhằm phát hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa, thiết bị trinh sát không gian và các loại vũ khí đặc biệt.
Trước Nga, hiện nay Mỹ đã triển khai các hệ thống tạo thành mái vòm bảo vệ các cuộc tấn công bằng tên lửa. Tuy nhiên giới quân sự Nga nhấn mạnh rằng, hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ không bao bọc được toàn bộ lãnh thổ quốc gia này và không đủ khả năng chống lại các mối đe dọa.
Ông Viktor Esin, chuyên gia quân sự, phó giám đốc thứ nhất của Học viện An ninh, quốc phòng và thực thi pháp luật, Thượng tướng, cựu Tham mưu trưởng của Lực lượng tên lửa chiến lược đã đưa ra nhận xét:
"Sau khi Liên Xô sụp đổ, nhiều trạm radar nằm ở nhiều khu vực trên cả nước hiện không hoạt động, vì vậy chúng ta khôi phục và thay thế bằng các trạm radar mới hiện đại và đưa chúng về trạng thái sẵn sàng chiến đấu thường xuyên".
Liên quan đến vấn đề "Liệu hệ thống dày đặc này của Nga có khả năng chống lại tất cả các mối đe dọa bằng tên lửa hay không?", chuyên gia Esin cho biết rằng: "Với việc triển mạng lưới radar dày đặc, bất cứ cuộc tấn công bằng tên lửa từ hướng nào tới trong phạm vi không quá xa ngoài không gian vũ trụ sẽ bị phát hiện và sau đó sẽ phân tích lựa chọn phương án đánh chặn.
Hiện nay khả năng tiêu diệt các tên lửa ngày càng được tăng cường với nhiều hệ thống phòng thủ hiện đại như S-400 và sắp tới sẽ là S-500".
Chuyên gia này cũng cho biết thêm rằng, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Nga sẽ hoạt động và đạt hiệu quả cao hơn của Mỹ.
Ông Esin khẳn định hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ chỉ tập trung ở một số khu vực nhằm chống lại các mối đe dọa từ phía Nga, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Đó là bờ biển Phía Tây và phía Bắc. Tuy nhiên phía Đông và phía Nam của Mỹ hiện nay không có mạng lưới bảo vệ.
Mặt khác ông bổ sung thêm rằng, khả năng của các hệ thống Nga được tăng cường nhờ có sự xuất hiện của các trạm radar hiện đại nhất thế giới. Trạm radar Voronezh là trạm radar thế hệ mới có phạm vi hoạt động lên đến 6.000 km và chúng có thể phát hiện được mục tiêu có bề mặt phản xạ rất nhỏ.
Ngoài ra, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga sẽ được trang bị các loại vũ khí siêu thanh hiện đại nhất thế giới với sức mạnh vượt trội hơn hẳn các phiên bản tương tự của Mỹ.
Cuối cùng ông kết luận rằng, với tình hình thế giới phức tạp như hiện nay đặc biệt là từ phía NATO và Mỹ, Nga cần phải nhanh chóng thực hiện kế hoạch này.
Trước đó, Nga đã nhiều lần đề nghị Mỹ và châu Âu thực hiện dự án chung về việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa nhưng đến nay đề nghị này chưa được đưa ra thảo luận lần nào và gần như sẽ không thực hiện được.
Thay vào đó Mỹ tích cực triển khai các hệ thống phòng thủ ở các nước NATO với mục đích "bảo đảm an ninh châu Âu" nhưng "không nhằm chống lại Nga".
End of content
Không có tin nào tiếp theo