Quốc tế

Tướng Mỹ: UAV muốn hoạt động phải tiêu diệt Pantsir-S1

Tuyên bố được Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi, Đại tướng Jeffrey Lee Harrigian cho biết khi nói về sự nguy hiểm của Pantsir-S1.

Mỹ bất lực nếu Nga tấn công bằng tên lửa hành trình / Không quân Mỹ muốn chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 để thay thế F-16

Theo tướng Jeffrey Lee Harrigian, hệ thống Pantsir-S1 được phát triển để bảo vệ mục tiêu trước máy bay và trực thăng của đối phương, cũng như để bảo vệ các hệ thống phòng không tầm xa trước các cuộc tấn công bằng vũ khí chính xác cao (đặc biệt là từ trên không tầm gần và cực gần).

Tuong My: UAV muon hoat dong phai tieu diet Pantsir-S1
Hệ thống Pantsir-S1.

"Với những đặc điểm của Pantsir-S1, đây là vũ khí lý tưởng để chống lại toàn bộ các loại máy bay không người lái, đồng thời cho phép thu hẹp khoảng cách trong các đơn vị phòng không thông thường giữa các hệ thống đặc biệt để chống lại các UAV cỡ lớn.

Pantsir và các biện pháp đối phó với UAV tương tự được triển khai cùng với các hệ thống tác chiến khác gây ra mối đe dọa ngày càng lớn đối với các lực lượng thiện chiến trên chiến trường và phải bị vô hiệu hóa trước khi bước vào giai đoạn tham chiến", tướng Mỹ cho biết.

Thực tế này đã được Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng trong chiến dịch "Lá chắn Mùa xuân". Tại đây, Ankara đã dành sự chú ý đặc biệt đến hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Syria đang hoạt động ở Idlib. Bởi khi hoạt động, vũ khí này gây ra mối đe dọa thực sự đối với UAV thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ trên không cho các lực lượng mặt đất và cần phải tiêu diệt ngay lập tức.

"Để đánh bại hệ thống Pantsir đóng tại Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một chiến dịch để trấn áp lực lượng này bằng các phương tiện điện tử. Việc tiêu diệt các mục tiêu như vậy được quân đội Thổ Nhĩ Kỳ coi là thời điểm quan trọng để đạt được các chiến tích của toàn bộ hoạt động", Tướng Harrigian cho biết thêm.

Sự nguy hiểm của Pantsir còn được chứng minh trong cuộc chiến tại Libya và Syria khi những hệ thống này đánh chặn hàng loạt UAV được coi là tối tân nhất hiện nay như Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, RQ-21A Integrator và hai máy bay MQ-9A Predator do Mỹ sản xuất.

 

Cùng với tuyên bố của tướng Mỹ, trang Defense News cũng tiết lộ những biện pháp Mỹ dùng để đối phó với Pantsir-S1. Theo nguồn tin này, nếu những hệ thống phòng không Nga, đặc biệt là Pantsir-S1 đe dọa đến sự an toàn với hoạt động của Mỹ ở châu Âu hay Trung Đông, quân đội nước này sẽ có nhiều cách khiến nó thành vũ khí vô dụng.

Với những máy bay tác chiến điện tử (EW) EC-130H Compass Call đang được triển khai tại những khu vực này, Mỹ đủ sức làm được điều đó. Tại châu Âu, chiếc EC-130H đã nhiều lần tham gia vào cuộc diễn tập tương tác giữa Không quân Mỹ với Ba Lan trong nhiệm vụ đối phó với phòng không Nga đã cho kết quả tuyệt vời.

Trong khi đó, EC-130H cũng đã hoạt động rất hiệu quả trên chiến trường Iraq và Syria trong thời gian qua. Và trong trường hợp cần thiết, Mỹ có thể dùng những máy bay tác chiến điện tử này can thiệp khiến Pantsir-S1 bắn hết đạn vào những mục tiêu vu vơ.

"Nếu những hệ thống tên lửa do Nga sản xuất thực sự đe dọa đến lực lượng Mỹ, chúng tôi có thừa khả năng để vô hiệu nó", một vị đại diện của Không quân Mỹ cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm