Quốc tế

Typhoon 'quái thú' mạnh hơn F-35?

Nhà sản xuất tiêm kích Typhoon vừa công bố cấu hình mạnh nhất của dòng chiến đấu cơ này - chế độ "quái thú".

CLIP: Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất thế giới của Nga / Báo Mỹ: Quân đội Mỹ không có vũ khí nào như pháo tự hành Lotos của Nga

Hình ảnh được công bố trên trang web chính thức của Eurofighter cho thấy, tiêm kích Typhoon mang theo tổng cộng 14 tên lửa các loại. Trong cấu hình đặc biệt này, Typhoon mang theo tên lửa Brimstone, tên lửa SPEAR 3, bom dẫn đường Paveway, tên lửa AIM-120 AMRAAM, tên lửa Meteor...

Nếu chỉ mang theo Brimstone và SPEAR 3, số lượng tên lửa tiêm kích của châu Âu có thể mang theo còn ấn tượng hơn nhiều. "Với cấu hình 'quái thú', chiến đấu cơ Typhoon mạnh hơn nhiều so với F-35 khi hoạt động cùng chế độ nhưng vẫn đảm bảo được thế mạnh cơ động của mình", web Eurofighter viết.

Typhoon 'quai thu' manh hon F-35?
Tiêm kích Typhoon.

Nguồn tin này cho biết thêm, chỉ với tên lửa đánh chặn thế hệ 5 Meteor, cũng đã đủ tạo nên sự khác biệt giữa Typhoon với máy bay thế hệ 5 của Mỹ.

"Meteor là một trong những dòng tên lửa không đối không hiện đại nhất của MBDA và trên thế giới hiện nay. Nó được MBDA phát triển để có thể tương thích với mọi loại máy bay chiến đấu theo tiêu chuẩn châu Âu.

Meteor được thiết kế để có thể tiêu diệt mọi mối đe dọa trên không trong thế kỷ 21, với tầm bắn siêu xa lên tới 300km và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cho tới các biện pháp áp chế điện tử của đối phương.

Ngoài sức mạnh và khả năng linh hoạt, điểm làm nên sự hấp dẫn của tiêm kích thế hệ mới này chính là chi phí vận hành khá thấp. Dù không công bố con số cụ thể nhưng nhà sản xuất cho rằng, chúng chỉ tương đương phí vận hành của tiêm kích F-16 Mỹ sản xuất hiện nay.

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Đức quyết định nâng cấp Typhoon lên cấu hình mạnh hơn và hủy bỏ thương vụ F-35 dù giá thành đã được Mỹ giảm đáng kể so với giai đoạn đầu được xuất khẩu.

 

"Những công nghệ và khả năng của tiêm kích thế hệ 5 F-35 không có gì đặc biệt, vì vậy Đức sẽ không mua dòng chiến đấu cơ này. Số tiền trước đây Đức dự kiến dùng để mua F-35 sẽ được dành cho việc mua thêm chiến đấu cơ Typhoon hoặc cùng đầu tư vào chương trình máy bay thế hệ mới do châu Âu sản xuất", Quốc phòng Đức tuyên bố.

Theo những gì chuyên gia quân sự Theils tiết lộ, ngay từ năm 2018, giới chức quốc phòng Đức đã tìm cách từ bỏ kế hoạch mua F-35.

Trước đó một năm, quan chức Quốc phòng Đức là Ralf Brauksiepe cũng khẳng định tiêm kích Typhoon là lựa chọn hàng đầu để thay thế mẫu Tornado nội địa, các máy bay Mỹ như F-15, F/A-18E/F và F-35 chỉ là giải pháp thứ cấp.

Ngoài những nguyên nhân trên, tờ Defense News của Mỹ còn chỉ ra rằng yếu tố chính trị có liên quan đến việc Đức từ bỏ mua F-35. Hiện nay, Chính phủ của bà Merkel là một liên minh đa đảng bao gồm Đảng Dân chủ Xã hội nắm giữ các vị trí chủ chốt trong Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính.

Trong khi đó, đảng Dân chủ Xã hội có xu hướng phủ quyết các khoản chi mạnh tay cho Quốc phòng và có chủ trương ôn hòa hơn về các vấn đề với Liên bang Nga.

 

Ngoài ra, hiện nay Đức và Pháp đang xích lại gần nhau về các chính sách quốc phòng kể từ khi nước Anh chuẩn bị rời khỏi EU còn Tổng thống Mỹ đang cảm thấy không mặn mà với NATO.

Hiệp ước Aachen được ký kết gần đây đã cam kết hai quốc gia sẽ có những bước tiến hợp tác trong các chính sách quốc phòng và đối ngoại. Điểm nhấn của Hiệp ước này là một thỏa thuận giữa Pháp và Đức sẽ cùng nghiên cứu và phát triển một máy bay thế hệ thứ 5 và nâng cấp Typhoon.

Dassault và Airbus có kế hoạch sẽ dựa vào cơ sở 2 chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 Typhoon và Rafale để phát triển máy bay thế hệ kế tiếp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm