Quốc tế

UAV Trung Quốc bị "xé nát" tại Libya, Pantsir-S1 Nga cùng chung số phận

Máy bay không người lái (UAV) do Trung Quốc chế tạo bị bắn rơi ở Trung Đông không phải là điều quá hiếm gặp khi một loạt các UAV như Wing Loong II hay CH-4 đã từng gãy cánh ở đây.

Nga sẵn sàng triển khai tên lửa hạt nhân và phòng không tối tân tại Cuba / Lộ lý do siêu tăng T-14 Armata của Nga qua mặt tài tình, khiến Mỹ-Thổ "có mắt như mù" ở Syria?

Chính phủ Hiệp địch Quốc gia Libya (GNA) ngày hôm nay tuyên bố đã tiêu diệt một máy bay không người lái (UAV) Wing Loong II do Trung Quốc chế tạo cùng với hai hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 trong biên chế của Quân đội Quốc gia Libay (LNA) do tướng Khalifa Belqasim Haftar chỉ huy.

“GNA đã tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng của tướng Haftar tại Căn cứ sân bay Al-Watiya phía Tây Nam Thủ đô Tripoli. Chúng tôi đã phá hủy một hệ thống tên lửa Pantsir-S1 cùng với một máy bay không người lái Wing Loong II do Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cung cấp,” Phát ngôn viên của GNA, Đại tá Mohamed Qanunu cho biết.

“Bên cạnh đó, hai kho vũ khí của LNA tại căn cứ không quân Al-Watiya cũng đã bị GNA tấn công phá hủy”, Qanunu thông tin thêm.

Trước đó, ngày 16/5 các lực lượng quân sự GNA do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng tuyên bố đã sử dụng máy bay tác chiến không người lái tấn công tiêu diệt một hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 ngay khi nó vừa được triển khai tới căn cứ Al-Watiya.

UAV Trung Quốc bị xé nát tại Libya, Pantsir-S1 Nga cùng chung số phận - Ảnh 1.

Máy bay không người lái Wing Loong II của Quân đội Quốc gia Libya do tướng Haftar chỉ huy bị bắn rơi. Ảnh: Twitter

Al-Watiya đã bị LNA chiếm giữ vào tháng 8/2014 khi phát động cuộc tấn công vào căn cứ không quân chiến lược này, trong đó có cả các máy bay ném bom Su-22 và trực thăng Mi-25.

Trong diễn biến liên quan mới nhất, Chính phủ Hiệp địch Quốc gia Libya ngày hôm nay cho biết họ đã tái chiến được căn cứ không Al-Watiya từ quyền kiểm soát của LNA.

Bắt đầu từ năm ngoái, GNA và Quân đội của tướng Haftar (HAF) đã cùng triển khai chiến thuật sử dụng máy bay tác chiến không (UCAV) để thực hiện các cuộc không kích lẫn nhau bằng đạn dẫn đường chính xác.

GNA sử dụng các máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi HAF sử dụng UAV Wing Loong II do Trung Quốc chế tạo.

Từ năm 2011, UAE bắt đầu cung cấp các máy bay không người lái và tên lửa không đối đất BA-7 cho Quân đội của tướng Haftar. Tên lửa BA-7 thường được triển khai song song với UAV Wing Loong.

 

Abu Dhabi được cho là cũng đã mua các máy bay không người lái CH-4 của Trung Quốc, loại tương tự như MQ-9 Reaper của Mỹ, để vũ trang cho HAF. Một báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho thấy, lợi thế chiến thuật trong việc sử dụng UCAV đang có phần nghiêng về HAF.

Việc các UAV do Trung Quốc chế tạo bị bắn rụng ở Trung Đông không phải là sự kiện hiếm gặp. Tháng 12/2019 Phong trào vũ trang Houthi tuyên bố bắn rơi một máy bay không người lái Wing Loong do Trung Quốc chế tạo ở địa bàn quận Hiran thuộc tỉnh Hajjah.

Trước đó, ngày 11/4/2019, Saudi Arabia cũng cho biết họ đã bắn rơi một UAV tấn công của Houthi tại tỉnh Hadramaut, Yemen. Kết quả phân tích hình ảnh từ các mảnh vỡ cho thấy đây là chiếc UAV tấn công CH-4B thuộc dòng Rainbow do Trung Quốc sản xuất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm