Ukraine "bán đứng" Nga khi chia sẻ bí mật "lâu đài bay" An-225 với Mỹ
Quân đội Quốc gia Libya gây thiệt hại nặng cho lực lượng vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ / Bị chiến đấu cơ Israel "giễu cợt", trận địa tên lửa S-300 của Syria vẫn "lặng im"
Kể từ Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và đến nay là Nga đã cạnh tranh quyết liệt với Mỹ trong nhiều lĩnh vực quân sự, đặc biệt là lĩnh vực hàng không vũ trụ. Hai bên đã tăng cường đầu tư nhân lực và vật lực cho lĩnh vực này. Sau khi Liên Xô sụp đổ, di sản lớn nhất để lại trong cuộc cạnh tranh với Mỹ đó là “lâu đài bay” An-225, đây là loại máy bay vận tải lớn nhất thế giới và cũng là máy bay đạt được nhiều kỷ lục nhất, đến nay vẫn chưa có máy bay nào vượt qua An-225.
An-225 là máy bay vận tải lớn nhất thế giới hiện nay. Nguồn: Sohu. |
Hiện nay, chỉ còn duy nhất một máy bay vận tải An-225 và thuộc sở hữu của Ukraine. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên Ukraine đã không thể vận hành được máy bay này và “ném” nó vào một góc của nhà máy kể từ tháng 5/1994, nhiều linh kiện cũng được tháo dỡ để lắp đặt trên máy bay An-124 và An-70, có thể coi “tuyệt tác” An-225 sau khi quy về Ukraine sở hữu đã trở thành một “đống sắt vụn”.
Mãi đến đầu thế kỷ này, sau khi Antonov Airlines (trụ sở tại Kiev, Ukraine) sửa đổi nó trong khoảng một năm và củng cố thân máy bay, An-225 mới được “tái sinh” và bắt đầu thực hiện các chuyến bay chở hàng trên các tuyến đường xuyên Đại Tây Dương. Không chỉ vậy, Antonov có kế hoạch sản xuất thêm An-225, và công việc sản xuất vẫn đang tiếp diễn, nhưng còn nhiều khó khăn từ kỹ thuật đến tài chính.
An-225 có thể "cõng" tàu vũ trụ trên lưng. Nguồn: Sohu. |
Theo tiết lộ từ quan chức cấp cao của Antonov Airlines, để An-225 được tái sinh, Ukraine đã bí mật phối hợp với Mỹ, và Washington đã đưa 70 chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất hàng không tới Ukraine để tiến hành nghiên cứu, tháo gỡ chiếc An-225 bán thành phẩm. Những bí mật trong việc chế tạo An-225 sẽ được 2 bên cùng chia sẻ với nhau và Mỹ cũng sẽ hỗ trợ Ukraine chế tạo loại máy bay này.
Một số nhà phân tích tin rằng, Mỹ đặc biệt quan tâm đến Chương trình Buran (đưa tàu Buran vào vũ trụ) của Liên Xô và máy bay An-225 là điều không thể thiếu trong kế hoạch này. Tuy nhiên, Mỹ đã không có cơ hội tiếp cận với An-225 kể từ khi Chương trình Buran. Chỉ sau khi máy bay này quy về Ukraine sở hữu, Mỹ mới nhiều lần tiếp xúc bí mật với Ukraine để tìm kiếm cơ hội “trao đổi kỹ thuật” về việc chế tạo An-225 và mong ước của Mỹ đến nay đã thành hiện thực.
Ukraine và Mỹ đã bí mật hợp tác chia sẻ thông tin về An-225. Nguồn: Sohu. |
Nhưng điều không ngờ là, Ukraine lại đang hợp tác với Nga trong dự án chế tạo hệ thống vũ trụ đa mục đích MAKS nhằm giảm chi phí vận chuyển hàng hóa vào vũ trụ. Hiện công việc thiết kế để biến chiếc máy bay An-25 thành một hệ thống phóng trên không cho các chương trình vũ trụ tương lai đang được tiến hành. Trên một phương diện nào đó, có thể nói Ukraine đang "bán đứng" Nga để tiến hành hợp tác với Mỹ, nhằm ý đồ thu lợi từ cả 2 cường quốc không gian này.
Được biết, An-225 được thiết kế cho chương trình không gian của Liên Xô như một giải pháp thay thế cho Myasishchev VM-T, có khả năng vận chuyển bằng đường không tên lửa đẩy Energia và tàu vũ trụ Buran năm 1985. Nhiệm vụ và các mục đích của nó hầu như tương tự với loại Beluga của Airbus và máy bay chở tàu vũ trụ của Mỹ. Antonov ban đầu dự định chế tạo hai chiếc, nhưng vì thời gian phát triển rất ngắn, nên hầu hết các khái niệm về An-225 đều đến từ An-124.
Khoang chứa hàng của "lâu đài bay" An-225 thậm chí còn mang được 1 đoàn tàu. Nguồn: Sohu. |
Trọng tải của An-225 đến nay vẫn là một kỷ lục, An-225 có thể “cõng” theo tàu vũ trụ Buran, và còn mang theo 250 tấn vật liệu nặng. Trong khi đó, máy bay vận tải quân sự C-5 lớn nhất hiện nay của Không quân Mỹ chỉ có tải trọng là 118 tấn. Theo một số nguồn tin, tổng trọng lượng tối đa của An-225 lên đến 640 tấn, tháng 11/2004, Liên đoàn Hàng không Quốc tế (FAI) đã đưa An-225 vào Sách kỷ lục Guinness với 240 kỷ lục.
An-225 có kích thước cửa là 440 x 640 cm, dài 84 m, sải cánh khoảng 88 m và cao 18 m, diện tích cánh lên đến 905 m². An-225 sử dụng 6 động cơ phản lực cánh quạt đẩy ZMKB Progress D-18, 229 kN, có thể đạt vận tốc tối đa lên đến 850 km/h và tốc độ hành trình là 750 km/h.
End of content
Không có tin nào tiếp theo