Quốc tế

Mỹ "bất an" vì những chuyến bay của Tu-95MS

Dù những chiếc Tu-95MS của Nga chỉ bay trên vùng biển quốc tế tại Thái Bình Dương nhưng giới quân sự Mỹ vẫn... "lo lắng".

Triều Tiên dọa tấn công trong bối cảnh Mỹ suy yếu vì dịch bệnh Covid-19 / Tàu sân bay trị giá 13 tỷ USD của Mỹ đang gặp phải một vấn đề hết sức "đau đầu"

Lo lắng của phía Mỹ xuất hiện sau khi những chuyến bay của đội bay tầm xa Nga ngày càng xuất hiện nhiều trên Thái Bình Dương. Hôm 24/3, tiêm kích F-2 của Nhật Bản đã điều động để theo sát 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS của Nga khi chúng bay qua vùng biển quốc tế ở Viễn Đông. Thông tin này đã được phía Nga xác nhận.

Mybat an vinhung chuyen bay cua Tu-95MS
Máy bay Tu-95MS.

"Cặp máy bay Tu-95MS của Lực lượng Không quân vũ trụ Nga đã hoàn thành chuyến bay theo kế hoạch trên không phận ở vùng biển trung lập của Biển Nhật Bản và Tây Bắc Thái Bình Dương", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Chuyến bay kéo dài suốt 9 giờ, và máy bay Nhật Bản theo sát các máy bay Nga trong một phần của hành trình. Không có sự cố nào xảy ra vì hành động của hai bên rất chuyên nghiệp.

Mặc dù chỉ bay trên không phận quốc tế nhưng giới quân sự Mỹ vẫn lo lắng về sự xuất hiện của máy bay Nga. Vị đại diện của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Dave Eastburn cho biết, tính từ năm 2015 đến nay, số lần máy bay Nga xuất hiện ngày càng nhiều, kể cả bay gần đảo Guam.

Những chuyến bay có thể được coi là "khiêu khích hạt nhân bất thường" không chỉ đơn thuần là sự kiện máy bay ném bom chiến lược của Nga tiếp cận sát đảo Guam trong vòng mấy năm qua, mà còn là mối đe dọa đối với khái niệm "Tác chiến không-hải nhất thể" lấy đảo Guam làm cốt lõi của Mỹ.

Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Nga Shoigu đã cho biết, trong tình hình hiện nay, Nga bắt buộc phải bảo đảm sự hiện diện quân sự của mình ở tây Đại Tây Dương, đông Thái Bình Dương, vùng biển Caribean và vịnh Mexico. Máy bay ném bom tầm xa của Nga sẽ tiếp tục tuần tra trong phạm vi rộng lớn này.

 

Tuy nhiên, người Mỹ lo rằng, ẩn giấu đằng sau hoạt động tới tấp của máy bay ném bom chiến lược Nga chính là bóng ma hạt nhân đáng sợ. Washington cho rằng, trong bối cảnh này, hoạt động của máy bay ném bom chiến lược Nga mang ý nghĩa chiến đấu thực tế.

Cựu quan chức Lầu Năm Góc Mark Schneider, người từng tham gia hoạch định chính sách chiến lược hạt nhân của Mỹ cho rằng: "Hành động khiêu khích của máy bay ném bom hạt nhân Nga kéo dài từ năm 2007, nhưng cường độ hoạt động như năm 2015 trở về đây rõ ràng đã đạt đến mức từ trước đến nay chưa từng có".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm