Quốc tế

Ukraine biến tên lửa không đối không AIM-9 của Mỹ thành tên lửa đất đối không

Ukraine đã chuyển đổi tên lửa AIM-9 Sidewinder của Mỹ dành cho máy bay chiến đấu thành tên lửa đất đối không để đối phó với máy bay không người lái Nga.

150.000 tên lửa và rocket có thể đã vào vị trí: Nhân vật bí ẩn nhất Hezbollah đang khiến Israel 'nín thở' / Thêm một lô máy bay chiến đấu Su-35S gia nhập Không quân Nga

Tờ Financial Times dẫn lời quan chức cấp cao của Ukraine cho biết: "Chúng tôi đã điều chỉnh những tên lửa AIM-9 Sidewinder, tìm cách phóng chúng từ một bệ phóng tự chế trên mặt đất".

Tên lửa không đối không AIM-9

Tên lửa không đối không AIM-9

Quan chức này nhấn mạnh rằng, những tên lửa chuyển đổi sẽ giúp binh sĩ Ukraine "vượt qua mùa đông" này, khi Nga dự kiến tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Cuối tháng 8/2023, Lầu Năm Góc thông báo cung cấp cho Ukraine gói viện trợ quân sự mới trị giá 250 triệu USD, trong đó bao gồm tên lửa phòng không AIM-9 Sidewinder.

AIM-9 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn do hãng Raytheon sản xuất, được đưa vào trang bị cho Hải quân Mỹ vào năm 1956, sau đó là trong Không quân Mỹ năm 1964. Đây là loại tên lửa tầm nhiệt dẫn đường bằng hồng ngoại, có thể tự hiệu chỉnh trong lúc bay nhờ dữ liệu cung cấp từ máy bay, giúp tăng đáng kể độ chính xác trong tiêu diệt mục tiêu.

Những tên lửa này với nhiều sửa đổi khác nhau đang được sử dụng ở một số quốc gia trên thế giới. AIM-9 tương thích với hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại.

Tùy vào từng phiên bản, AIM-9 được trang bị trọng lượng đầu đạn khác nhau. Tầm bắn tối đa của tên lửa là khoảng 35 km. AIM-9M mà Mỹ cung cấp cho Ukraine là một phiên bản cải tiến của AIM-9 với hệ thống hồng ngoại tiên tiến hơn.

 

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm