Quốc tế

Ukraine chật vật đối phó UAV ‘cảm tử’ Nga, Kiev muốn có thêm vũ khí

Theo Telegraph, các UAV “cảm tử” của Nga đang trở thành vấn đề lớn đối với quân đội Ukraine và Kiev không có đủ vũ khí để ngăn chặn mối đe dọa này.

Tổng thống Biden thừa nhận, NATO thiếu thống nhất trong vấn đề kết nạp Ukraine / Tổng thống Erdogan và Biden thảo luận việc kết nạp Ukraine, Thụy Điển vào NATO

Tờ Telegraph dẫn một quan chức Ukraine giấu tên tiết lộ, máy bay không người lái (UAV) “cảm tử” Lancet của Nga đang trở thành vấn đề lớn đối với quân đội Ukraine trên tuyến đầu. Kiev được viện trợ nhiều hệ thống phòng không có thể đánh chặn Lancet nhưng việc vận hành chúng quá tốn kém.

>> Xem thêm:Nga hiện đại hóa “radar bay” A-50U đối phó tên lửa Storm Shadow ở Ukraine

Còn theo ông Yury Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Nga đã bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc sản xuất những hệ thống UAV “cảm tử” như Lancet.

“Để hiểu tại sao chúng là mối lo ngại của chúng tôi thì bất cứ thứ gì có khả năng tạo ra mối đe dọa cho quân đội Ukraine thì chúng đều cần được quan tâm. Không phải tôi khen ngợi người Nga nhưng Lancet là một thứ vũ khí hiệu quả”, ông Sak nói.

>> Xem thêm:Israel mua thêm F-35 đặc biệt phòng kịch bản nóng

UAV “cảm tử” Lancet của Nga. (Ảnh: Gazeta)

UAV “cảm tử” Lancet của Nga. (Ảnh: Gazeta)

Theo thiết kế, những chiếc Lancet của Nga được trang bị đầu đạn mang theo 3kg chất nổ, bay ở độ cao thấp để tránh bị phát hiện, có khả năng cơ động cao và có thể lảng vảng trên không cho đến khi mục tiêu lộ diện.

Các báo cáo của tình báo quân đội Ukraine chỉ ra rằng, Lancet là mối đe dọa chính đối với pháo binh Ukraine trên chiến trường. Trong khi đó sử dụng tên lửa phòng không đắt tiền để bắn hạ UAV này không phải là lựa chọn tốt.

>> Xem thêm:Thiết giáp BPM-97 Vystrel 'phiên bản hiếm' có mặt tại tiền tuyến

Ông Sak nói thêm rằng, phương Tây có thể giúp Ukraine chống lại các UAV “cảm tử”’ của Nga bằng cách gửi thêm các hệ thống phòng không, đặc biệt là pháo phòng không tự hành Gepard do Đức sản xuất đến Kiev.

“Gepard cơ động, chúng có thể di chuyển nhanh và chúng được trang bị một radar đủ tốt đủ đáp ứng các yêu cầu của Ukraine hiện tại”, ông Sak nói.

Hiện tại Đức đã gửi 34 chiếc Gepard tới Ukraine, với 18 chiếc khác đang trên đường chuyển giao. Theo các quan chức Đức, Berlin có kế hoạch cung cấp cho Kiev 45 chiếc Gepard từ nay cho đến cuối năm.

Cũng theo ông Sak, Lancet có thể bị vô hiệu hóa thông qua các biện pháp tác chiến điện tử.

“Áp chế điện tử là một khía cạnh rất quan trọng trong khả năng chống UAV nhưng Ukraine đang thiếu rất nhiều khí tài này. Chúng tôi cần nhiều hơn sự hỗ trợ từ các nước đồng minh”, ông Sak nói.

>> Xem thêm:Cận cảnh UAV Lancet của Nga đánh thẳng vào trạm tác chiến điện tử của Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 4 với tờ The Economist, ông Anton Gerashchenko - cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine cũng mô tả Lancet là “máy bay không người lái nguy hiểm” đối với lực lượng pháo binh nước này.

Trong những tuần gần đây, quân đội Nga đã nhiều lần báo cáo việc sử dụng UAV Lancet phá hủy các đội súng cối, pháo tự hành, xe tăng và các phương tiện hạng nặng khác của quân đội Ukraine.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm