Quốc tế

Ukraine thừa nhận “lực bất tòng tâm” trước tên lửa hành trình “sát thủ” của Nga

Ukraine thừa nhận nước này không có khả năng bắn hạ tên lửa hành trình Kh-22 của Nga dù dữ liệu về tên lửa được ghi nhận trên hệ thống radar của Kiev.

Lính Ukraine chiến đấu quyết liệt bảo vệ đường tiếp tế sinh tử cho Bakhmut / Những vũ khí Nga triển khai để ứng phó cuộc phản công của Ukraine

Người phát ngôn Lực lượng Vũ trang Ukraine Yury Ihnat đã thông báo trên truyền hình quốc gia rằng, trong số 7 máy bay chiến đấu và 8 tên lửa hành trình Kh-22 được triển khai của Nga, một số tên lửa đã nhắm trúng mục tiêu khitấn công vào khu vực Odessa,trong khi số còn lại không nhắm trúng mục tiêu.

>> Xem thêm: Nhật Bản có kế hoạch sản xuất tên lửa Patriot mới chống lại vũ khí siêu vượt âm

ukraine thua nhan luc bat tong tam truoc ten lua hanh trinh sat thu cua nga hinh anh 1

Tên lửa hành trình Kh-22. Ảnh:Eurasian Times

Thông báo trên được đưa ra sau khi Bộ Chỉ huy chiến dịch phía Nam của Ukraine khẳng định Nga đã phóng các tên lửa hành trình Kh-22 vào các mục tiêu và gây ra các vụ cháy lớn. Không quân Ukraine cũng thông báo quân đội Nga đã tấn công vào khu vực Odessa vào nửa đêm bằng máy bay ném bom tầm xa Tu-22 M3 từ Crimea. Đây là một phần trong cuộc tấn công tên lửa và UAV mới nhất của Nga nhắm vào các thành phố của Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev.

>> Xem thêm: Chạy đua cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ đối mặt những rạn nứt về năng lực sản xuất

Việc sử dụng tên lửa Kh-22 là một diễn biến đáng chú ý bởi quân đội Nga không thường xuyên triển khai chúng. Đánh giá về tình hình, các chuyên gia quân sự cho biết tên lửa Kh-22 có các đặc điểm của một tên lửa đạn đạo và chỉ được quân đội Nga sử dụng khi phá hủy các mục tiêu giá trị.

Nga đã sử dụng tên lửa Kh-22 để nhắm vào Ukraine hồi tháng 1/2023. Vào thời điểm đó, Bộ chỉ huy Không quân Ukraine cho biết, phòng không nước này không thể bắn hạ các tên lửa Kh-22 Nga sử dụng để tấn công vào thành phố Dnipro ngày 14/1.

>> Xem thêm: Giải mã sự suy giảm của ngành xuất khẩu vũ khí Nga

 

Kh-22 là tên lửa chống hạm của Nga, còn được biết tới với tên gọi “sát thủ diệt tàu sân bay”. Sau cuộc tấn công tên lửa Kh-22 vào tháng 1, cho đến nay, quân đội Ukraine vẫn nhận định: "Lực lượng Vũ trang Ukraine không có hỏa lực để bắn hạ tên lửa này". Các bài báo hồi tháng 1 cũng chỉ rõ hơn 210 tên lửa trên đã được phóng vào lãnh thổ Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt nhưng các hệ thống phòng không của Ukraine không bắn hạ được bất kỳ tên lửa nào.

"Chỉ các hệ thống tên lửa phòng không được các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine trong tương lai mới có thể đánh chặn các mục tiêu này", Bộ Chỉ huy Lực lượng Không quân Ukraine cho hay.
>> Xem thêm: Rủi ro đối với kế hoạch xây nhà máy chế tạo xe tăng ở Ukraine của 'gã khổng lồ' vũ khí Đức

Trong một diễn biến gần đây, Ukraine cho biết nước này đã bắn hạ 1 tên lửa siêu thanh Kinzhal ở Kiev, sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống này vẫn chưa được triển khai ở Odessa trong cuộc tấn công tên lửa hành trình Kh-22 của Nga vừa qua.

Kh-22 Burya (Storm) là một tên lửa chống hạm thời Liên Xô có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Đây được cho là một vũ khí tầm xa khi lần đầu ra mắt. Mục tiêu chính của Kh-22 là phá hủy các tàu sân bay và các nhóm tác chiến tàu sân bay. Kh-22 có thể nhắm vào các con đập, cầu và các mục tiêu quân sự quan trọng khác.

Trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine năm 2022, các tên lửa Kh-22 phóng từ trên không mang đầu đạn theo quy ước được sử dụng thường xuyên để nhắm vào các mục tiêu của Ukraine.

Một chuyên gia quân sự, đồng thời là cựu quân nhân thuộc Không quân Ấn Độ - ông Vijainder K Thakur cho biết, Kh-22, mang đầu đạn nặng tới 1.000kg, có thể bay ở độ cao hơn 12.000 mét và lao xuống mục tiêu cách xa điểm phóng tới 600km ở vận tốc Mach 3,5.

 

Tên lửa Kh-22N thường xuyên được sử dụng để nhắm vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Ukraine với 3 trong số các tên lửa này đã được triển khai bởi máy bay ném bom Tupolev Tu-22M3 của Nga.

Theo các báo cáo được ghi nhận, tên lửa này đã gây ra thách thức cho Ukraine bởi Kiev không có khả năng đánh chặn chúng. Vị trí phóng tên lửa, độ cao và tốc độ của tên lửa Kh-22 đều được radar Ukraine ghi nhận song không thể bắn hạ. Kh-22 được phóng cách xa mục tiêu hàng trăm km nhưng lại có khả năng gây ra những vụ nổ khủng khiếp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm