Quốc tế

USS Connecticut lần đầu lộ diện sau cú va chạm bí ẩn

Trang Drive của Mỹ vừa công bố những hình ảnh đầu tiên về tàu ngầm USS Connecticut sau cú va chạm khi hoạt động tại châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ vào quỹ đạo đốt tiền vì vũ khí siêu thanh? / Trực thăng 'Thợ săn đêm' Nga nhận vũ khí đủ sức tiêu diệt cả... tiêm kích tàng hình Mỹ

Vụ va chạm xảy ra hôm ngày 2/10 trên vùng biển quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương. Đến nay, Mỹ vẫn không tiết lộ thông tin về vật thể tàu Connecticut va chạm hay mức độ thiệt hại.

Tuy nhiên, ngày 22/10, tờ Drive đã cho đăng tải một số hình ảnh chụp vệ tinh được cho là hình ảnh đầu tiên của tàu Connecticut kể từ khi xảy ra va chạm.

USS Connecticut lan dau lo dien sau cu va cham bi an
Hình ảnh tàu ngầm USS Connecticut tại Guam được công bố.

Ảnh vệ tinh với chú thích chụp ngày 20/10 tại âu tàu tại Guam cho thấy có 2 chiếc tàu ngầm. Một chiếc neo tại âu tàu phía tây gần tàu hỗ trợ tàu ngầm USS Emory S. Land (AS-39) và được cho là đang trong quá trình bảo dưỡng. Chiếc còn lại neo ở âu tàu phía đông.

Chuyên gia của Drive phân tích con tàu phía tây trong ảnh không có hệ thống đẩy phản lực nước như tàu lớp Seawolf. Kích thước và hình dáng của con tàu cho thấy chiếc này có thể là một tàu ngầm lớp Los Angeles được cải tiến. Tàu ngầm tấn công nhanh chạy bằng năng lượng hạt nhân này có bề rộng thân hẹp hơn lớp tàu Seawolf và lớp Virginia.

Cùng với việc hạm đội Thái Bình Dương Mỹ xác nhận tàu USS Connecticut vẫn còn neo tại đảo Guam nên chuyên gia của Drive cho rằng gần như chắc chắn con tàu còn lại trong ảnh là tàu ngầm đã va chạm.

Dù bức ảnh không thực sự rõ nét nhưng có thể quan sát thấy phần trên của tàu gần như không bị thiệt hại gì lớn. Khu vực xung quanh cũng không có sự hiện diện của phương tiện hỗ trợ sửa chữa nào.

Chính vì vậy, Drive suy đoán có thể vùng va chạm của tàu với vật thể nằm ở phần ngập nước của tàu. Đến nay, vật thể mà tàu Connecticut đụng phải vẫn chưa được làm rõ. Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ công bố thông tin cụ thể về vụ tai nạn và chỉ trích Mỹ che đậy thông tin.

 

Tàu ngầm lớp Seawolf ra đời từ một cuộc khủng hoảng của hải quân Mỹ cuối thập niên 1980. Đó là lúc Liên Xô phát triển tàu ngầm Đề án 941 Schuka-B có độ ồn thấp hơn hẳn các thế hệ trước, cùng khả năng lặn sâu gấp ba lần lớp Los Angeles tối tân của Mỹ thời điểm đó.

Để đối phó với mối đe dọa từ tàu ngầm lớp Schuka-B, Mỹ từ năm 1982 bắt đầu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Seawolf, trang bị vỏ hợp kim thép HY-100 dày 5 cm, nhằm tăng khả năng chịu áp suất ở độ sâu lớn, giúp chúng lặn sâu tới 600 m, ngang ngửa tàu ngầm Liên Xô.

Mỹ đặt mục tiêu đóng tổng cộng 29 tàu ngầm lớp Seawolf. Nhưng do chi phí quá lớn khoảng 8 tỷ USD/chiếc, chương trình chỉ dừng ở ba chiếc, gồm USS Seawolf được đưa vào biên chế năm 1997, USS Connecticut sau đó một năm và USS Jimmy Carter năm 2005.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm