Quốc tế

Uy lực 3 tàu sân bay Mỹ tái xuất trên Thái Bình Dương hậu COVID-19

Hai nhóm tàu sân bay Mỹ - USS Ronald Reagan và USS Nimitz - đã được điều động đến Thái Bình Dương, và tề tựu với tàu USS Theodore Roosevelt sau khi Trung Quốc có động thái tăng cường hiện diện tương tự ở khu vực này.

P-8A trang bị radar 'khủng', trở thành 'sát thủ' của tàu sân bay Trung Quốc / Vì sao hải quân Trung Quốc đưa máy bay huấn luyện hạng nhẹ lên tàu sân bay?

Tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu sân bay USS Nimitz. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tàu sân bay Mỹ tái xuất hậu COVID-19

Theo Sputnik, tàu USS Nimitz (xuất phát từ San Diego, bang California) và tàu USS Ronald Reagan (xuất phát từ Yokosuka, Nhật Bản) đã được điều động đến Thái Bình Dương hồi đầu tuần, nâng tổng số khu trục hạm Mỹ hiện diện trên Thái Bình Dương lên 3 nhóm.

Tàu USS Reagan đã neo đậu trong cảng nhiều tháng để sửa chữa, còn USS Nimitz vừa hoàn thành các cuộc tập trận sau khi kết thúc quá trình sửa chữa vào cuối tháng Tư. Các thủy thủ trong cả hai nhóm tàu tấn công đã được cách ly 14 ngày để ngăn chặn sự bùng phát của COVID-19.

Đáng chú ý, theo một tuyên bố của Hạm đội 7, tàu USS Reagan đã mang theo một lượng vũ khí đáng kể trước khi ra khơi.

 

“Sau các thử nghiệm trên biển, USS Reagan đã triển khai nạp hơn 1.000 tấn vật liệu nổ, chưa kể đội ngũ nhân viên và máy bay từ các phi đội hàng không”, Hải quân Mỹ cho biết.

“Điểm mấu chốt là nhiệm vụ phải được hoàn thành mà không bị gián đoạn vì dịch COVID-19. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy an ninh khu vực với các đối tác và duy trì trạng thái sẵn sàng rất cao”, Đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy của nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagan nói với phóng viên.

Uy lực 3 tàu sân bay Mỹ tái xuất trên Thái Bình Dương hậu COVID-19 - ảnh 1 Tàu USS Ronald Reagan neo đậu tại Nhật Bản. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tuần trước, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã rời đảo Guam hướng về Thái Bình Dương sau hơn 2 tháng ngừng hoạt động vì bùng phát dịch COVID-19.

Các động thái trên của Hải quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục tăng cường hiện diện và tổ chức tập trận trên vùng biển Thái Bình Dương.

Truyền thông phương Tây trước đó từng xôn xao trước thông tin tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc xuất hiện trên Thái Bình Dương đúng thời điểm hải quân Mỹ không còn tàu sân bay nào ở vùng biển này.

 

Uy lực 3 nhóm tàu sân bay

Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) được hạ thủy vào tháng 7/2003, trị giá 8,5 tỷ USD, là một trong 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz hiện đại của hải quân Mỹ.

Tàu được đặt theo tên của Ronald Reagan, Tổng thống Mỹ thứ 40 tại vị từ năm 1981 đến năm 1989.

Dài 332m, sức chứa 4.539 người, tàu USS Ronald Reagan được ví như một pháo đài bay trên biển, luôn trong tư thế sẵn sàng tác chiến với dàn máy bay chiến đấu và tàu hộ tống hiện đại nhất của Mỹ.

Mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, USS Ronald Reagan mang trên mình khoảng 60 máy bay chiến đấu các loại, trong đó tiêm kích hạm F/A-18 Hornet, với khả năng tác chiến cơ động và linh hoạt, được ví như trái tim của cả đội bay.

 

USS Nimitz (CVN-68) là chiếc siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Nimitz.

Tàu đi vào hoạt động từ ngày 5/5/1975, có chiều dài tổng thể 332,8 mét, chỗ rộng nhất 76,8 mét.

USS Nimitz có thể mang theo tới 90 máy bay các loại, thủy thủ đoàn trên tàu lên đến 3.200 người trong đó có 2.480 nhân viên hàng không. USS Nimitz là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11) thuộc hạm đội Thái Bình Dương.

USS Theodore Roosevelt (CVN-71) được biết đến với biệt danh "Big Stick" (cây gậy lớn) là chiếc thứ 4 của lớp Nimitz. Siêu hàng không mẫu hạm này đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1986. Tàu được đặt theo tên tổng thống đời thứ 26 của nước Mỹ.

Từ ngày 1/10/2004,USS-Theodore Roosevelt là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 12 (CSG-12) thuộc Hạm đội chỉ huy, Hải quân Mỹ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm