Quốc tế

Vận tải cơ khổng lồ Mỹ lén lút tiếp tế cho phiến quân, bị phòng không Syria 'bắt sống'

Lực lượng phòng không Syria đã chụp được những hình ảnh rõ ràng cho thấy máy bay C-130J của Mỹ xâm phạm không phận nước này, tiếp tế vũ khí, vật tư cho lực lượng phiến quân ở Latakia và đã đề nghị Nga hỗ trợ ngăn chặn.

Tổng thống Mỹ D.Trump công bố đề cử cho các vị trí quan trọng / Iraq muốn mua S-400 từ Nga, Mỹ tức giận cảnh báo "sốc"

Ngày 24/2, hãng thông tấn SANA Syria công bố hình ảnh do lực lượng phòng không Syria chụp lại về việc một máy bay vận tải C-130J của Mỹ đêm 21/2 “lén lút” xâm nhập không phận Syria và di chuyển ở độ cao thấp, sau đó đã thả một số lượng lớn tên lửa, vũ khí và vật tư tiếp tế cho phiến quân Syria đóng tại vùng núi Latakia.

Hình ảnh máy bay vận tải C-130J tiếp tế vũ khí trong đêm được chụp bởi lực lượng phòng không Syria
Hình ảnh máy bay vận tải C-130J tiếp tế vũ khí trong đêm được chụp bởi lực lượng phòng không Syria
Quân đội Syria (SAA) đã ngay lập tức báo cáo vụ việc này tới Tổng tư lệnh tối cao, Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Vụ việc máy bay Mỹ xâm phạm Không phận Syria để tiếp tế vũ khí trang bị cho lực lượng phiến quân cho thấy một lỗ hổng lớn trong giám sát không phận Syria. Do vậy, SAA cũng ngay lập tức thảo luận với Nga về vấn đề này và đề nghị Nga hỗ trợ.

Thời gian qua, Mỹ đã tăng cường hỗ trợ trang bị vật tư cho lực lượng đối lập ở Syria chống lại chính quyền Damacus. Đặc biệt sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đem quân vào Syria, Washington càng tăng cường viện trợ vũ khí cho các lực lượng đối lập tại Syria.

Từ năm 2017 cho đến nay, ước tính đã có khoảng 1 tỷ USD vũ khí được Mỹ gửi tới Syria cho các lực lượng đối lập tại Syria. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, đã có thêm thêm 173 triệu USD vũ khí được Mỹ tăng cường ủng hộ cho lực lượng đối lập nhằm chống lại chính quyền của Tổng thống Asad. Chuyến hàng vũ khí được C-130J chở và thả xuống vừa rồi là động thái mới nhất cho thấy Mỹ tiếp tục can thiệp sâu vào Syria. Hiện tại Mỹ đang dùng C-130J làm vận tải cơ chính để chuyển hàng hóa cho các đồng minh Syria.

ảnh 2

Máy bay C-130J của Không quân Mỹ

C-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23/8/1954 và được đưa vào trang bị đại trà trong 2 năm sau đó. Tính đến năm 2015 đã có khoảng 2.500 chiếc C-130 với các biến thể xuất xưởng.
Mặc dù ra đời trên 50 năm, nhưng nhờ những đặc tính kỹ thuật ưu việt của mình như khả năng cất cánh dã chiến tốt từ các sân bay có đường băng ngắn, có thể chuyển đổi thành các biến thể khác nhau, bao gồm cả cường kích tấn công mặt đất, C-130 có thời gian chế tạo dài nhất so với bất kỳ loại máy bay quân sự nào khác trong lịch sử hàng không thế giới.

Biến thể mới nhất mang tên C-130J Super Hercules mà quân đội Mỹ đang đặt mua thêm với nhiều cải tiến mạnh mẽ như động cơ khỏe hơn và tiết kiệm hơn, có thể chuyên chở nhiều binh sĩ hơn, số lượng hàng hóa mang theo mỗi chuyến bay cũng được tăng lên.

Đã có 15 quốc gia trên thế giới trang bị biến thể mới này. Trong đó, quân đội Mỹ đã trang bị cho mình 250 chiếc và còn tiếp tục đặt mua thêm 32 chiếc khác, dự tính sẽ được chuyển giao hết trong năm nay.

ảnh 3
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm