Quốc tế

Vắng sinh viên quốc tế, các trường đại học Mỹ thất thu ra sao?

Hai trường đại học danh tiếng hàng đầu nước Mỹ là Đại học Havard và MIT đã gửi đơn kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump vì quy định mới với học sinh quốc tế.

Lửa - đạn vô hại với lính tăng của Nga / Syria muốn mua lô lớn thiết giáp tàng hình của Belarus

Sự phản đối gay gắt quy định "trục xuất" du học sinh

Quy định mới buộc sinh viên quốc tế phải rời khỏi Mỹ nếu học trực tuyến hoàn toàn vào học kì mùa thu trong 1 đến 2 tháng tới đây. Một lựa chọn khác dành cho các du học sinh Mỹ là chuyển sang một trường khác vẫn dạy học trên lớp hoặc chuyển sang trường vừa dạy trực tuyến vừa giảng dạy trên lớp, tuy nhiên sẽ kèm theo một số yêu cầu nhất định.

Đơn kiện của 2 cơ sở giáo dục danh tiếng của Mỹ cho rằng quy định trên vi phạm Đạo luật Thủ tục Hành chính khi đặt các trường vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" và gây áp lực lớn các du học sinh khi chỉ còn vài tuần nữa là kỳ học mùa thu bắt đầu nên việc tìm kiếm và đăng ký học tại một trường mới là điều không thể. Trong khi đó, nhiều trường đại học ở Mỹ, bao gồm cả Đại học Havard đã thông báo việc giảng dạy trực tuyến vào học kỳ mùa thu năm nay nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19.

Vắng sinh viên quốc tế, các trường đại học Mỹ thất thu ra sao? - Ảnh 1.

Các sinh viên của trường Đại học Havard đối mặt với việc bị trục xuất nếu chuyển sang học trực tuyến. Ảnh: Reuters

"Việc di chuyển sang 1 ngôi trường khác là điều bất khả thi đối với hầu hết sinh viên đại học", bà Samantha Power, một nhà ngoại giao từng giảng dạy tại Đại học Havard đã chia sẻ qua 1 dòng tweet.

"Chúng tôi phải giữ cho tất cả học sinh của mình an toàn" Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, người cũng tham gia tranh cử ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ cho biết việc "đuổi" các sinh viên quốc tế ra khỏi đất nước vì các trường đại học chuyển sang giảng dạy trực tuyến là "vô nghĩa, tàn nhẫn và bài xích ngoại giao".

"Các sinh viên quốc tế đang bị đe dọa bởi lựa chọn: hoặc mạo hiểm chính mạng sống của mình để đến lớp hoặc bị trục xuất", Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, người đã bỏ cuộc trong cuộc đua Tổng thống hồi đầu năm nay chia sẻ quan điểm qua 1 dòng tweet.

"Thất thu" nặng nề đối với các trường và cả nền kinh tế

Bên cạnh phản ứng mạnh mẽ từ phía các trường thì Chính quyền Tổng thống còn phải cân nhắc đến các khoản "thất thu" nặng nề cho các cơ sở giáo dục và cả nền kinh tế nếu vắng bóng các du học sinh.

 

Sinh viên quốc tế chiếm 12% hệ cử nhân ở Đại học Havard và 28% ở bậc sau đại học. Trong khi đó, ở MIT, 10% sinh viên quốc tế là bậc đại học và 41% là bậc sau đại học. Các tiểu bang California và New York mỗi nơi có hơn 100.000 sinh viên quốc tế trong khi Texas, Massachusetts, Illinois và Pennsylvania là nơi sinh sống của hơn 500.000 du học sinh.

Vắng sinh viên quốc tế, các trường đại học Mỹ thất thu ra sao? - Ảnh 2.

Hàng ngàn trường đang lên kế hoạch cho kỳ nhập học mùa thu trong bối không chắc chắn về đại dịch Covid-19.

Các trường đại học giờ đây chuẩn bị đối mặt với viễn cảnh tuyển sinh và nguồn thu học phí từ sinh viên quốc tế giảm trầm trọng hơn sau quyết định "tước thị thực" nếu sinh viên không theo học vào mùa thu này. Một báo cáo của Việc Giáo dục Quốc tế (IIE) cho thấy gần 90% trong số 600 tổ chức giáo dục được hỏi đều dự đoán số sinh viên quốc tế giảm mạnh trong năm học 2020-2021 vì đại dịch COVID-19. Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE) ước tính tuyển sinh sẽ giảm 25% đối với sinh viên quốc tế trong năm học tiếp theo.

Một khảo sát của NAFSA chỉ ra rằng dịch COVID-19 có thể khiến Mỹ mất 3 tỷ USD vào mùa thu năm 2020 vì sự sụt giảm trong tuyển sinh sinh viên quốc tế. Sự suy giảm, theo ACE, dự kiến sẽ dẫn đến khoản lỗ doanh thu 23 tỷ USD cho các trường đại học và học viện.

"COVID-19 khiến rủi ro tài chính của các trường leo lên mức cao hơn. Đối với một số trường thì khoản thiếu hụt doanh thu này là một "nỗi đau" nhưng đối với một số trường khác thì thậm chí là một "thảm hoạ"", ông Dick Startz, Giáo sư kinh tế tại Đại học California.

 

NAFSA cho biết, sự tăng trưởng liên tục của sinh viên quốc tế học tập tại Mỹ đã đóng góp 41 tỷ USD và hỗ trợ 458.290 việc làm cho nền kinh tế Mỹ trong năm học 2018-2019.

Việc chính quyền Trump rút thị thực từ các sinh viên nước ngoài theo khóa học trực tuyến hoàn toàn có thể dẫn đến mất hàng ngàn việc làm và 45 tỷ USD mà họ đóng góp cho nền kinh tế Mỹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm