Vì sao 4.000 tên lửa không thể bắn trúng trinh sát cơ SR-71?
Clip: Khám phá uy lực của “nhện độc” YF-23 Mỹ / Clip: Những điểm đặc biệt của máy bay huấn luyện L-39NG
Có thể hoạt động ở tốc độ Mach 3,2 và độ cao 25 km, SR-71 Blackbird thực sự "bất khả chiến bại". Các chuyên gia quân sự ước tính, loại trinh sát cơ siêu thanh này đã tránh được tới 4.000 tên lửa phòng không bắn vào nó.
>> Xem thêm: Mỹ báo tin xấu cho Kiev về Lực lượng Vũ trang Ukraine
Khả năng tránh tên lửa của Blackbird khiến nó trở thành một huyền thoại, mặc dù Không quân Mỹ bị mất một số máy bay khi thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên không có chiếc SR-71 nào bị hỏa lực đối phương hạ gục.
>> Xem thêm: Quân đội bất mãn với việc đào tạo sĩ quan của Lực lượng Vũ trang Ukraine
Trong một cuộc phỏng vấn với Tạp chí Hàng không và Không gian vào năm 2014, Thiếu tá phi công Jerry Crew đã kể lại khoảnh khắc máy bay Blackbird thoát khỏi cuộc tấn công của một tên lửa đất đối không (SAM).
>> Xem thêm: Mỹ báo tin xấu cho Kiev về Lực lượng Vũ trang Ukraine
Trong một ngày bình thường của một biên đội Blackbird đóng ở Okinawa vào năm 1968, các phi công đã được lệnh cất cánh để thực hiện một nhiệm vụ trinh sát nguy hiểm.
>> Xem thêm: Sự dối trá trắng trợn của Tổng thống Zelensky về Nga khiến nhà báo Mỹ tức giận
Theo lời thuật lại: "Khi bật hệ thống cảnh báo, tôi nhận thấy đèn 'R' trên bảng thiết bị đối kháng điện tử (ECM) sáng lên. Một khẩu đội SAM đang theo dõi chúng tôi trên màn hình radar".
"Điều chúng tôi không mong đợi là sự bật sáng của đèn 'M', tiếp đó là đèn 'L'! Điều này có nghĩa là đối phương đã thực sự bắn một hoặc nhiều tên lửa đất đối không vào chúng tôi".
(Đèn “R” nghĩa là radar đang tìm kiếm bạn, đèn “M” nghĩa là bắt đầu vào chế độ theo dõi, và đèn “L” nghĩa là tên lửa đang lao vào bạn). Thiếu tá Jerry Crew sau đó giật mình khi thấy đèn "L" đã sáng.
Đáng chú ý, phi hành đoàn được thông báo rằng tổng thời gian bay của tên lửa phòng không là khoảng 58 giây. Do thực tế này, các phi công biết rằng nếu không có gì xảy ra trong khoảng thời gian trên thì họ có khả năng được an toàn.
Cuối cùng, hơn 58 giây đã trôi qua và các phi công có thể thở phào nhẹ nhõm.Sau đó họ biết rằng 2 tên lửa đã bắn vào Blackbird, nhưng đều trượt mục tiêu.
Sự ra đời của SR-71 Blackbird huyền thoại có thể được liên kết trở lại với Lockheed Martin's Skunk Works vào những năm 1950, khi nhóm phát triển máy bay do thám U-2.
Mặc dù máy bay trinh sát tầm cao U-2 không đáp ứng được kỳ vọng, nhưng kế hoạch này đã truyền cảm hứng cho nhóm thiết kế Blackbird đề ra ý tưởng tạo ra phi cơ bay nhanh hơn 3.600 km/h, nhằm trốn tránh hỏa lực phòng không và tránh bị phát hiện.
Chiếc trinh sát cơ siêu thanh này được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney J58, giúp Blackbird bay với tốc độ khoảng Mach 3,2. Điều thú vị là khung vỏ của Blackbird được làm bằng titan.
Tuy nhiên trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ thiếu nguồn cung cấp kim loại. Một điều thú vị là titan được sử dụng để tạo nên SR-71 thực sự có nguồn gốc từ Liên Xô.
Trong suốt 25 năm phục vụ, Blackbird đã thực hiện vô số nhiệm vụ trên khắp thế giới. Trường hợp nguy hiểm nhất đối với nó là bị MiG-25 đánh chặn nhưng SR-71 vẫn thoát ly an toàn.
Mặc dù Blackbird đã được chuyển sang làm nhiệm vụ tại bảo tàng kể từ khi ngừng hoạt động, nhưng chiếc trinh sát cơ nói trên vẫn tồn tại trong sử sách như một nền tảng thực sự vô song.
Hiện tại dựa trên SR-71, Không quân Mỹ đang có ý tưởng hồi sinh để tạo ra một máy bay ném bom tàng hình siêu thanh tấn công từ bên ngoài không gian vũ trụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025